Tiếp xúc với cái lạnh giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

17 Tháng Mười Một, 2017 | Y học - Khoa học
Hình minh họa. Photo courtesy: Shutterstock

Trong nghiên cứu kéo dài một tháng vừa công bố gần đây, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện các tế bào mỡ tạo ra nhiệt đặc biệt – gọi là ‘chất béo màu nâu’ – sẽ giúp cơ thể quen với cái lạnh, theo Time.

Barbara Cannon, giáo sư khoa học y sinh học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển), cho biết: “Các tế bào bình thường “mỡ trắng” chứa năng lượng được lấy từ thực phẩm chúng ta ăn, trong khi các tế bào “mỡ nâu” đốt cháy năng lượng để sinh ra nhiệt”.

Giáo sư Cannon, người đã công bố nghiên cứu chất béo nâu và các lợi ích sức khoẻ của nó, cho biế thêmt: “Sự tiếp xúc với cái lạnh làm tăng lượng chất béo nâu trong cơ thể. Vì vậy, khi phản ứng đầu tiên của cơ thể đối với lạnh là run lên, nó sẽ làm và kích hoạt đủ chất béo nâu để đảm nhiệm trách nhiệm sản xuất nhiệt. Trong cả hai trường hợp, cơ thể đang đốt cháy lượng calo dư thừa để thích ứng với cảm lạnh. Điều đó thậm chí có thể chuyển thành một số lợi ích cơ thể. Miễn là đừng ăn quá nhiều để bù đắp cho lượng năng lượng dư thừa mà cơ thể lạnh đang sử dụng, bạn có thể giảm cân khi phản xạ với cái lạnh”.

Sven Enerbäck, giáo sư sinh học tế bào tại Đại học Gothenburg (Thụy Điển), cho biết nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ chất béo nâu cao hơn có sự nhạy cảm insulin tốt hơn, lượng a xít béo tuần hoàn thấp hơn và mức triglycerides thấp hơn. Sự thay đổi mỡ nâu thường suy giảm khi chúng ta già đi.

Giáo sư Enerbäck nói rằng những thay đổi trao đổi chất có liên quan đến chất béo nâu là một trong những cách làm đảo ngược lại những gì xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một số nhà khoa học còn cho rằng sự tiếp xúc với cái lạnh và hình thành chất béo nâu có thể được sử dụng để chống lại hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác.

Theo Thanh Niên