7 dấu hiệu cảnh báo thai nhi có thể gặp nguy hiểm

23 Tháng Mười Một, 2017 | Phụ nữ gia đình
Hình minh họa. Photo Courtesy: Shutterstock

Mang thai là chuỗi những bất ngờ với cơ thể và thật kỳ diệu là thai nhi có thể cảnh báo trước cho mẹ những nguy hiểm có thể đang xảy ra với bé qua các biểu hiện ở mẹ.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm, mẹ có thể quan sát, theo boldsky.

Thiếu nhịp đập

Tim của bé bắt đầu đập trong tuần thứ 5 của thai kỳ, nhưng việc phát hiện sẽ dễ dàng hơn vào khoảng tuần thứ 10 hoặc vào cuối của 3 tháng đầu tiên. Đôi khi, một nhịp tim không thể được phát hiện do vị trí của em bé hoặc vị trí của nhau thai. Nhưng nếu tiếp tục xảy ra tình huống không phát hiện nhịp đập tim thai hoặc không đều ở lần thử tiếp theo, bào thai có thể bị trục trặc.

Chảy máu trong khi mang thai

Chảy máu từ âm đạo chắc chắn là một vấn đề quan tâm trong thời kỳ mang thai. Ngay cả một chút máu nhỏ cũng nên quan tâm. Trong một số trường hợp, rất có thể là chảy máu âm đạo do sẩy thai, chảy máu hoóc môn… Nó cũng có thể là do vấn đề với nhau thai, trong trường hợp đó bé được sinh ra sớm hơn.

Đau lưng nghiêm trọng

Trong thời kỳ mang thai, đau lưng là một vấn đề phổ biến khi mang thai và điều này là do cơ thể chiếm một phần cân nặng hơn mức có thể khi bé phát triển. Điều này gây căng thẳng lên cột sống, đặc biệt là vùng lưng dưới. Nếu cơn đau không biến mất, đó là một dấu hiệu cảnh báo. Nó có thể là do nhiễm trùng thận, bàng quang, sinh sớm, hoặc thậm chí là sẩy thai.

Dịch âm đạo

Điều này phổ biến đối với phụ nữ và nó chỉ tăng lên khi quá trình mang thai diễn ra. Chất thải âm đạo thường sáng, trong và không màu. Nếu phát hiện có chất tiết ra ngoài bất thường kèm theo mùi, máu, hoặc đau, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nó có thể là do viêm sưng cổ tử cung, nơi cổ tử cung mở ra sớm hơn báo hiệu sẩy thai.

Không có chuyển động của bào thai

Sự chuyển động của em bé được cảm thấy khoảng 18 tuần và nó sẽ mạnh mẽ hơn khi được 24 tuần. Thông thường, người mẹ nên trải nghiệm 10 “cú đá” trong hai giờ đồng hồ của thai nhi, cho thấy một bào thai khỏe mạnh. Nếu chuyển động nhỏ hơn, thì nên kiểm tra.

Sốt

Sốt trong thai kỳ đôi khi có thể cản trở sự phát triển của em bé do bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Người mẹ phải đảm bảo rằng thai nhi được an toàn trong khi mẹ đang sốt và có các biện pháp thích hợp để loại bỏ nó mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đối với một số người, sốt có thể báo hiệu sẩy thai.

Giảm kích thước vú

Toàn bộ cơ thể của phụ nữ trải qua sự chuyển đổi ngay từ khi bắt đầu mang thai. Vú là những tế bào bắt đầu trở nên nhạy cảm do sự thay đổi hoóc môn. Ngực bắt đầu cảm thấy nặng hơn, căng hơn, và điều này tăng lên trong thai kỳ. Giảm đột ngột kích thước của vú có thể xảy ra nếu cơ thể không hỗ trợ bào thai đang phát triển nữa. Các hoóc môn trở lại bình thường khi thai ngừng phát triển, dẫn đến việc giảm kích thước vú.

Theo Thanh Niên