Hỏi và giải đáp 508: Lại chuyện phòng the!

28 Tháng Hai, 2019 | Uncategorized
Hình minh họa: Reuters

TL trả lời thư của em A, một người vợ không còn trẻ nhưng cũng chưa già, hiện đang có những “bất bình” trong quan hệ chăn gối với chồng. Xin sơ lược hoàn cảnh của A (với một số chi tiết được thay đổi):

A, mới ngoài 40, có chồng (B) và … con. Ngày xưa, tình yêu của hai người rất đẹp, lại môn đăng hộ đối, xứng đôi vừa lứa…, tóm lại là “perfect match”! Nhưng ngay sau khi lấy nhau (trước đó hai người chưa hề thân mật – chuyện khó tin nhưng có thật), A đã nhận ra một khuyết điểm lớn nơi B: không hề quan tâm tới phản ứng và “hạnh phúc” (orgasm) của vợ trong sinh hoạt phòng the. Hậu quả, từ ngày lấy nhau, A rất ít khi được hưởng “tới nơi tới chốn” trong chuyện phòng the. A viết rằng nguyên nhân không phải vì B “yếu” mà chỉ vì B không chịu quan tâm tới phản ứng của vợ, hoặc đòi hỏi “wrong time”, nhưng tới khi A cảm thấy là “right time” thì B lại không chịu để ý tới thái độ “mời mọc” của vợ!

A cho rằng vợ chồng mình thuộc thế hệ mới, không còn câu nệ, hay bị gò bó bởi quan niệm đạo đức, luân lý lỗi thời, nhưng bản thân A vẫn không tìm ra cách thức ổn thỏa để khai thông “bế tắc”.

Điều an ủi duy nhất cho A chỉ là B là một người chồng gương mẫu hết mực, luôn luôn đối xử với vợ như những ngày đầu (về mặt tinh thần thôi)…

Trả lời của Thanh Lan:

Em A thân mến, 

Một phụ nữ có chồng cưới hỏi đàng hoàng, thì dù ở lứa tuổi nào, theo tôn giáo nào, cũng có quyền được hưởng lạc thú mà không phải mặc cảm tội lỗi, ham mê xác thịt!

Trong trường hợp của em, mặc dù không thể đổ hết lỗi cho B, nhưng so với phụ nữ cùng lứa tuổi, em chịu quá nhiều thiệt thòi.

TL không hiểu giáo huấn của nhà Phật dạy như thế nào về hạnh phúc chăn gối “chân chính”, riêng trong Thiên chúa giáo thì rất rõ ràng:

“Để trả công mang nặng đẻ đau của người nữ, công đổ mồ hôi để nuôi vợ con của người nam, Thượng đế đã cho họ được hưởng lạc thú khi gần nhau”.

Thế nhưng không biết có phải vì chịu ảnh hưởng của Khổng giáo (của Trung Hoa) hay không, mà ông bà mình đã quan niệm quan hệ tình dục nam nữ, kể cả giữa vợ chồng, là những gì nên “tiết giảm” chứ không nên… phát huy!

Thậm chí, có người bị kinh sách ám ảnh còn xem đó là một cái tội. Chính vì mặc cảm ấy, mà biết bao người vợ đã miễn cưỡng chiều chồng, hoặc không dám buông thả theo cái “feeling tự nhiên” mà hóa công đế đã cho mình được quyền hưởng.

Đi vào trường hợp của em, trước hết nói về cái lỗi của B mà tiếng Anh gọi là “bad timing” (trật giờ giấc). Thực ra, nhiều khi cũng phải thông cảm cho B và các ông chồng cùng hoàn cảnh: họ bị căng thẳng ở sở làm, lận đận trên thương trường, thậm chí đôi khi chỉ vì gây gổ với bạn bè, buồn bực với anh em trong nhà, cho nên đã giải tỏa những căng thẳng đó bằng cách “having sex” với vợ.

Cách tiếp cận (approach), và phản ứng của người vợ trước vấn đề này tùy thuộc vào tình yêu và nhận thức của người vợ. Dĩ nhiên, đứng ngoài nhìn vào, ai cũng cho rằng người vợ nên chiều chuộng chồng mặc dù bản thân không cảm thấy hứng thú; nhưng tới khi việc đó xảy ra cho chính bản thân mình thì lại buồn giận, cho rằng chồng chỉ coi mình như một “cái máy để giải quyết”.

Nếu em chịu khó đọc những cuốn sách hướng dẫn hạnh phúc vợ chồng của người tây phương, sẽ thấy không phải lúc nào người đàn bà cũng đáp ứng vì hứng tình, mà nhiều khi chỉ vì tình nghĩa vợ chồng. Cho nên, theo TL, một trong những “downside” của phong trào “feminsm” là hô hào phái nữ quyết liệt bảo vệ nhân phẩm của mình bằng thái độ “không ham muốn thì dứt khoát không cho” (say no if you don’t want to).

Một yếu tố tâm lý quan trọng khác mà TL thấy không có tác giả nào viết ra, hoặc có viết nhưng TL chưa có dịp đọc, là mình có để cho chồng “thoải mái’, thì mới có cơ hội thuận tiện nói cho chồng biết “feelings” của mình, để chồng cố gắng tìm cách “khắc phục” những yếu kém, đồng thời cho chồng biết khi nào là “wrong time”, khi nào là “right time”.

Bênh cạnh đó, một trong những phương cách để đạt tới “feelings” là cho dù chồng là người đòi hỏi trước, người vợ cũng phải giành quyền “chủ động”. Vì luật lệ của tờ báo, TL chỉ có thể viết bóng gió xa xôi như thế, em thuộc thế hệ trẻ, dư sức hiểu rộng thêm.

Theo TL, và có lẽ tất cả mọi độc giả cũng đồng ý, chữ “sinful” là để chỉ một quan hệ tội lỗi (chẳng hạn gian dâm), chứ không để chỉ một hành động yêu nhau giữa hai vợ chồng. B có thể ngạc  nhiên một vài lần đầu, nhưng chắc chắn sẽ không coi thường vợ mình.

Thân mến,
Thanh Lan