Cổ phiếu ngân hàng sụt giá sau khi có các cáo trạng về tội cartel

07 Tháng Sáu, 2018 | Tin nước Úc
Trụ sở ngân hàng ANZ tại Sydney. Photo Courtesy: Reuters

Cổ phần của 4 ngân hàng lớn tại Úc đã sụt giá theo sau cáo trạng về cartel, tức thông đồng làm chuyện trái phép đối với 3 định chế tài chính.

Các tổ chức nầy và 6 giám đốc cao cấp bị truy tố theo sau cuộc điều tra kéo dài trong 2 năm của Ủy Ban Cạnh Tranh và Bảo vệ Người Tiêu Thụ.

Ngành ngân hàng tại Úc trở nên xôn xao, sau khi Ủy Ban Cạnh Tranh và Bảo Vệ Người Tiêu Thụ hay ACCC xác nhận đã truy tố hình sự đối với lãnh đạo các ngân hàng ANZ, Deutsche Bank và Citigroup.

Một số viên chức cao cấp trong ngành ngân hàng cũng bị truy tố bao gồm thủ quỹ của nhóm ANZ, các cựu viên chức của Deustche Bank, các viên chức của Citigroup và cựu giám đốc của ngân hàng Citi Australia.

ACCC cho biết các vi phạm liên quan đến các hành vi cartel hay thông đồng trái phép, qua việc nâng vốn hoạt động đến 2 tỷ rưỡi đô la vào năm 2015.

Nếu xét có tội, các cá nhân có thể bị tù đến 10 năm và công ty có thể bị phạt đến 10 triệu đô la hay 10 phần trăm thương vụ hàng năm của họ.

Nhà phân tích về ngân hàng là ông John Durie cho rằng, các truy tố nầy gởi một thông điệp mạnh mẽ đến các định chế tài chính khác.

“Khi có một số người như giám đốc ngân hàng có khả năng bị tù, thì đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về tính chất nghiêm trọng của án phạt trong vụ”

Tổ chức tín dụng JP Morgan được biết đã hợp tác với nhà cầm quyền để đổi lấy việc miễn truy tố. Thủ Tướng Malcolm Turnbull cho biết, chính phủ quyết tâm để loại bỏ các hành vi sai trái. “Chúng tôi sẽ bảo đảm rằng những ai làm sai trái sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Còn Tổng Trưởng Ngân khố là ông Scott Morrison cho biết các cáo trạng hình sự cho thấy tầm quan trọng của cơ quan điều hành trong ngành tín dụng và ngân hàng.

“Những gì quí vị thấy được các Ủy Ban trực thuộc chính phủ như Ủy Ban Cạnh Tranh và Bảo vệ Người Tiêu Thụ ACCC, Ủy Ban Đầu Tư và Chứng Khoán ASIC và Ủy Ban Kiểm Soát Chuyển Ngân Austrac đã hoạt động tích cực, khám phá các vi phạm và dẫn đến các vụ truy tố, có thể về dân sự hay hình sự”.

Còn ANZ cho biết, họ tin rằng ngân hàng của họ đã hoạt động đúng theo luật lệ và ngân hàng dự tính sẽ biện hộ cho chính mình và cho nhân viên.

Về trường hợp của ANZ, đôi khi các công ty cần tăng thêm tiền mặt từ các cổ đông – để mở rộng quỹ, bù lỗ hoặc trả các khoản nợ đắt đỏ. ANZ đã ở trong trường hợp đó vào giữa năm 2015.

Cuối năm 2014, cuộc điều tra hệ thống tài chính của David Murray đã khuyến cáo rằng, các ngân hàng Úc nâng dự trữ tiền mặt của họ để trở nên mạnh mẽ và có thể chịu được một cuộc khủng hoảng lớn. Đó là một đề nghị mà ông chủ mới của APRA, Wayne Byres đã tận dụng, với các báo cáo của chính ngân hàng điều chỉnh cho thấy, một số điểm yếu đáng lo ngại trong các ngân hàng lớn của Úc.

Bốn công ty lớn đã trả lời các khoản đầu tư vốn, nơi cổ phiếu mới được bán cho các nhà đầu tư, thường giảm giá cho các nhà đầu tư hiện có, để tăng thêm tiền. Vào tháng 8 năm 2015, ANZ đã tham gia Citi, Deutsche Bank và JP Morgan để bảo lãnh việc bán cổ phần, nhằm mục đích tăng thêm 2,5 tỷ USD để giúp ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về vốn cao hơn.

Như thường lệ ở những vị trí được gọi là chia sẻ này, các nhà bảo lãnh đã đồng ý mua bất kỳ cổ phiếu nào mà các nhà đầu tư khác không muốn. Thông thường, không còn sót lại, nhưng lần này gần một phần ba số cổ phiếu không bán được. Điều đó đã khiến ba ngân hàng đầu tư lớn với một phần cổ phiếu của ANZ, mà cuối cùng họ cần phải giảm giá.

Lời cáo buộc rằng, ACCC đang thực hiện là ba ngân hàng đầu tư và ANZ, thông qua một số giám đốc điều hành cấp cao nhất của họ, đã tìm hiểu về cách thức các cổ phiếu này được xử lý. Với Citigroup nói rằng, họ sẽ mạnh mẽ chống lại cáo buộc nhân danh ngân hàng Citi bank và nhân viên của họ.

Còn Deutsche bank cho biết, sẽ hành động có trách nhiệm, liên quan đến quyền lợi của các thân chủ và theo đúng đạo luật về công ty và các qui luật của ASIC.

Theo SBS Tiếng Việt