Giấc mơ của Nguyễn Phú Trọng là gì?

31 Tháng Mười, 2018 | Bình Luận
Ông Nguyễn Phú Trọng trong một sự kiện hồi năm 2016. Photo Courtesy: Reuters

Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm cho Nguyễn Phú Trọng phải khóc nhưng cuối cùng đồng chí X đã phải rút lui khỏi đấu trường mưa máu gió tanh, xin làm người tử tế, sống an toàn với khối tài sản nghe nói tới bạc tỉ đô la Mỹ do tham nhũng trong thời gian dài làm thủ tướng.

Trần Đại Quang, một người không thuộc phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng, không thân Trung Cộng và là người đỡ đầu cho tập đoàn tham nhũng trong Bộ Công an là cái gai mà Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ từ năm 2017. Cho nên từ đó đến hội nghị trung ương 7, Quang phải nhiều lần vắng mặt một thời gian dài, được cho là đi chữa bệnh ở ngoại quốc nhưng  Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kín tiếng trước các tin đồn này.

Trước tin đồn Quang bị thanh toán hay sắp chết, ông ta vẫn cứ  xuất hiện trong những dịp lễ lạc, hội họp và tiếp các nhà lãnh đạo hay nguyên thủ quốc gia, dù càng ngày bộ mặt càng hốc hác, không có thần khí trông như xác chết. Chủ tịch nước vẫn còn gởi thư chúc các em nhi đồng nhân dịp  tết trung thu dù đã tắt thở!

Bí mật hậu trường cuối cùng được công khai:  Chủ tịch nước qua đời ngày 21.9.2018  vì mắc phải “virus hiểm và độc hại, một bệnh lạ trên thế giới chưa có thuốc chữa dù các giáo sư bác sĩ Nhật tận tình cứu chữa”. Thông cáo chính thức lúc này mới cho biết Quang bị nhiễm “virus hiểm và độc hại” từ tháng 7 năm ngoái và đã  đi Nhật chữa trị tổng cộng 7 lần. Đó là lý do chủ tịch nước vắng mặt nhiều lần, có lúc cả tháng.

Nhưng thông cáo không nói rõ chủ tịch chỉ bị bệnh lạ sau khi sang Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình vào giữa tháng 5. Bởi vậy mới có lời đồn đãi đáng tin là ông Trần Đại Quang bị hạ độc như Nguyễn Bá Thanh, nếu không bởi bàn tay của Tập Cận Bình thì bởi Nguyễn Phú Trọng vì ông chủ tịch nước là kỳ đà cản mũi ông tổng bí thư thực hiện chủ trương Hán hóa của Tàu Cộng,  có từ Hội nghị  Thành Đô  năm 1990, một hội nghị  được cho nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau những trận chiến biên giới và trên Biển Đông.

Vào năm 2014 khoảng 20 quân nhân gồm 7 ông tướng ký tên vào thư ngỏ yêu cầu Chủ tịch Nguyễn Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố nội dung ký kết giữa hai đảng cộng sản một bên là Giang Trạch Dân và Lý Bằng,  bên kia là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn  Đồng nhưng đã không được trả lời nên Hội nghị Thành Đô bị gọi là Mật ước Thành Đô. Của đáng tội, tin đồn bán nước này còn bị lan truyền rộng hơn khi vài tháng sau bức thư ngỏ, hai tờ báo của Tàu là Tân Hoa Xã và Thời Báo Hoàn Cầu đưa tin rằng trong cuộc họp, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã “sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc”.

Dù ban tuyên giáo trung ương đã có lần bác bỏ tin đồn này nhưng cho đến hôm nay nhiều người vẫn còn tin rằng lãnh đạo CSVN sẽ biến Việt Nam thành khu tự trị như Tân Cương, Nội Mông hay Quảng Tây. Tại sao tin đồn này được dân chúng quan tâm?

Các vị tướng không yêu cầu Nguyễn Phú Trọng công bố vì họ nghĩ ông ta là người thân Tàu. Chính Trọng, người từng giảng dạy lý thuyết Mác Lê, trong cương vị tổng bí thư đã  vài lần tuyên bố rằng “Việt Nam nhất định thành công trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa”.

Những người được cho là thân Mỹ như Dũng (và Đinh La Thăng) đã bị loại. Người lưng chừng như Quang đã bị cho đi theo Nguyễn Bá Thanh. Và nay Trọng được 100% trung ương đảng đề nghị giữ thêm chức danh chủ tịch nước và chắc chắn sẽ được quốc hội bù nhìn thông qua vào cuối tháng này. Thế là Trọng sẽ giống (và hơn) Hồ Chí Minh (nhu nhược) thuở trước và có thể như Tập Cận Bình ngày nay, nắm toàn quyền đảng và nhà nước.

Dự luật đặc khu bán đất cho Tàu tạm thời chưa thông qua nhưng thông tư 19 cho phép sử dụng nhân dân tệ tại 7 tỉnh biên giới đã có hiệu lực từ ngày 12 tháng 10 tuần qua. Mật ước Thành Đô có thể không ký trên giấy trắng mực đen nhưng chủ quyền VN đang mất dần. Đó là cách Hán hóa VN cách tinh vi bởi tay sai Nguyễn Phú Trong, một “Ả Trần” thời đại ( Trần Ích Tắc). Người dân VN vẫn còn “vô tư” chăng?

 

(Xã Luận báo in TVTS số 1699 phát hành ngày 17.10.2018)