Báo Trung Quốc dọa Ba Lan ‘phải trả giá’ vụ bắt nhân viên Huawei

15 Tháng Một, 2019 | Điện ảnh
Logo của tập đoàn Huawei tại Warsaw, Ba Lan hôm 11.1.2019. Photo Courtesy: REUTERS/Kacper Pempel

Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc đưa ra lời đe dọa Ba Lan vì việc bắt một giám đốc của tập đoàn công nghệ Huawei với cáo buộc làm gián điệp.

Hãng tin AFP dẫn lại thông tin này trong bài xã luận với những ngôn từ phản ứng mạnh mẽ đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 14-1 về vụ bắt giữ một giám đốc của Huawei – Vương Vỹ Tinh tuần trước tại Ba Lan.

“Bắc Kinh cần kiên quyết đàm phán với Warsaw và chỉ đạo các giải pháp đối phó liên quan, giúp thế giới hiểu rằng Ba Lan là quốc gia đồng lõa với Mỹ”, Thời báo Hoàn Cầu, thuộc quản lý của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nêu.

Tờ báo này cũng cho rằng nếu Huawei bị ảnh hưởng trong vụ việc sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của “xã hội Trung Quốc”, và thế giới sẽ nghĩ là họ “có thể bắt nạt được các doanh nghiệp Trung Quốc”.

“Trung Quốc không được mềm mỏng ở điểm này. Bắc Kinh sẽ không bắt nạt Warsaw, và chẳng đáng để làm thế, nhưng Warsaw sẽ phải trả giá vì hành động sai phạm đó” – tờ này dọa.

Hoàn cầu Thời báo cũng nhận định nếu Huawei phải hứng chịu một cơn khủng hoảng, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của “xã hội Trung Quốc” và cả thế giới sẽ nghĩ rằng họ “có thể bắt nạt các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Tờ báo không cho biết Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp nào để buộc Ba Lan “trả giá”.

Cơ quan an ninh nội địa Ba Lan ngày 11/1 cho hay đã bắt Vương Vĩ Tinh cùng một cựu nhân viên an ninh Ba Lan vì hoạt động chống lại Warsaw. Hai người bị nghi “làm việc cho cơ quan an ninh Trung Quốc và gây tổn hại đối với Ba Lan”. Nếu bị kết tội, hai người có thể phải ngồi tù 10 năm.

Một ngày sau đó, Huawei ra thông báo cho biết đã sa thải Vương và khẳng định vụ bắt cựu giám đốc kinh doanh này không liên quan tới công ty. Huawei đang ngày càng bị đề phòng ở phương Tây vì những mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc và việc Mỹ cáo buộc các thiết bị của hãng này có thể bị Bắc Kinh sử dụng cho mục đích gián điệp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang “theo sát” vụ bắt Vương và đã đề nghị được thăm lãnh sự người này “càng sớm càng tốt”. Theo hồ sơ trên trang LinkedIn, Vương làm việc cho chi nhánh tại Ba Lan của Huawei từ năm 2011 và được chỉ định làm giám đốc kinh doanh từ năm 2017. Trước đó, ông là tùy viên tại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Gdansk từ năm 2006 đến 2011.

Tổng hợp