Tại sao Đức trục xuất vợ chồng Hồng Nhân?

24 Tháng Tư, 2019 | Bình Luận
Vợ chồng ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân và con gái Nguyễn Quang Hồng Ân. Photo courtesy: Thoibao

Việc cảnh sát liên bang Đức bắt vợ chồng Nguyễn Quang Hồng Nhân đưa về Hà Nội hôm 26.3 sau gần 4 năm xin tị nạn  chính trị là một hành động bất ngờ và bất nhẫn đối với  cộng đồng Việt Nam ở Đức và khắp thế giới.

Bảy ngày sau, có tin BAMF (Cơ quan Liên bang Đức về Nhập cư và Tị nạn)  cho biết sẽ xét lại đơn xin tị nạn của ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, theo tin của đài BR (Bayerischer Rundfunk) thuộc bang Bayern miền nam nước Đức nơi vợ chồng và con  gái ông Hồng Nhân cư ngụ trong thời gian nộp đơn xin tị nạn. Nhưng xét đơn như thế nào đây khi vợ chồng ông Hồng Nhân đ bị cảnh st Đức giao cho công an Hà Nội, bị thẩm vấn và được tạm tha? Làm sao có thể xin tị nạn với Đức khi ông Hồng Nhân đang ở Việt Nam? Không thể địi trả họ lại Đức như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, trừ khi cho di dân qua Đức.

Ông Hồng Nhân và vợ được tháp tùng con gái Hồng Ân sang Đức và Áo trình diễn m nhạc vì con ơng dưới 18 tuổi, cần có cha mẹ đi kèm. Nhà nước VN cho ông bà đi vì sự vận động của báo chí trong nước đối với một tài năng âm nhạc như cô Hồng Ân mặc dù ông Hồng Nhân đ từng bị n 20 năm tù vì bị co buộc hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước và đ bị ngồi t một thời gian.

Nhưng khi đến Đức một cách hợp pháp vào năm 2015, ông đ nộp đơn ngay để xin tị nạn khác với phần lớn người tầm trú đến Đức một cách bất hợp pháp và sau đó xin tị nạn. Dù biết rằng ông  Hồng Nhân có thể đ dng (hay lợi dụng) việc đi kèm với con để xin tị nạn nhưng chính phủ Đức phải căn cứ vào hồ sơ của ông để xét đơn như mọi người tầm trú khác. Nhưng dù có quá khứ hoạt động chống đối nhà nước Việt Nam, từng bị tù, chính phủ bang Bayern đ từ chối đơn xin tị nạn của ông một cách nhanh chóng viện cớ ông sẽ không gặp nguy hiểm ở VN.

Bị Đức từ chối, ông Hồng Nhân đ nộp đơn xin tị nạn với Canada nhưng có tin ông đ nộp đơn xin di dân. Như cô con gái của ông cho biết tịa đại sứ Canada gởi thư gọi bố cô qua thành phố Vienna ở Áo để tiến hành thủ tục tị nạn nhưng Đức đ khơng cho ơng đi, thay vào đó đến tận nhà ông bắt vợ chồng ông  đưa về VN mà không báo trước.

Việc ông Hồng Nhân nộp đơn xin tị nạn ở Đức, cộng đồng VN khắp thế giới đều biết. Trong thời gian chờ cứu xét, ông đ viết những bi ln n chế độ CS và như vậy ông sẽ gặp nguy hiểm khi bị đưa về VN. Có lẽ một vài chính trị gia Đức cũng biết điều này, nhưng hầu như chẳng ai lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ ông trước sự kêu cứu của con gái ông, rằng chính quyền Đức sắp trục xuất cha mẹ cô và ngay cả cô nữa, một người đang theo học âm nhạc ở thành phố Nurnberg.

Đối với người VN ở hải ngoại, việc nhà cầm quyền Đức cho rằng ông Hồng Nhân sẽ không gặp khó khăn hay nguy hiểm gì với tình hình VN hiện nay l một nhận xt hết sức sai lầm, bởi tình trạng bắt bớ những nh hoạt động dân chủ, những blogger chỉ trích nhà cầm quyềnVN ngày càng gia tăng, với những án tù rất nặng. Họ cho rằng Đức đang đi đêm với Việt Nam để thương lượng Hà Nội trả Trịnh Xuân Thanh về Đức sau vụ bắt cóc trắng trợn ở Berlin gây ra tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Đ hơn một năm vẫn chưa giải quyết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh do đó có người tin rằng Đức trục xuất vợ chồng ông Hồng Nhân để đổi lấy Trịnh Xuân Thanh, một tay tham nhũng hạng nặng và là một tội phạm kinh tế của VN.

Nay, sau khi truyền thông Đức đưa vụ ông Hồng Nhân ra trước công luận thì cc đảng phái đối lập mới lên tiếng và chính phủ liên bang Đức mới nói sẽ xét lại đơn xin tị nạn của ông chứ không để chính quyền  Bayern, một bang rất khắt khe và cứng rắn với người xin tị nạn, xét hồ sơ như trước đây.

Có thể nói Đức là một trong những nước nhân đạo nhất với người tị nạn. Việc bà Thủ tướng Angela Markel cho cả triệu người Trung Đông vào Đức mấy năm trước là một bằng chứng. Và Đức cũng là một quốc gia Âu Châu hàng đầu rất nhân đạo với thuyền nhân VN. Nhưng việc trục xuất ông bà Hồng Nhân đ lm hoen ố hình ảnh đó. Phải nhớ VN là nhà nước bắt cóc. Đức phải kịp thời sửa sai trước khi quá trễ.

 

(Trích từ báo in TVTS số 1724 phát hành ngày 10.4.2019)