Thế giới phải có thái độ với Trung Cộng trước khi quá trễ

22 Tháng Bảy, 2020 | Bình Luận
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam tại Hong Kong ngày 1/7/2017 . Photo courtesy: Reuters

Ngày 1.7.2020 dự luật anh ninh quốc gia được Quốc hội Trung Cộng thông qua vào cuối tháng 5 vừa qua đã được áp dụng tại Hồng Kông, đúng 23 năm khi thuộc địa Hồng Kông được Anh quốc trao lại cho Trung Cộng vào năm 1997 với Luật Cơ bản (Basic Law) theo nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ” kéo dài cho đến 50 năm.

Một quốc gia hai chế độ có nghĩa là Hồng Kông được hưởng mức độ tự trị cao, ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao. Điều này có nghĩa Hồng Kông có hệ thống pháp luật riêng, có đa đảng, tự do ngôn luận, tự do hội họp. Luật cơ bản cũng ghi rằng Hồng Kông sẽ bầu ra một đặc khu trưởng thông qua các cuộc bầu cử và tuân theo các tiến trình dân chủ. Nhưng đặc khu trưởng được bầu bởi ủy ban 1,200 thành viên mà đa số do Bắc Kinh chỉ định  nên những đặc khu trưởng từ Đổng Kiến Hoa, Tăng Âm Quyền, Lương Chấn Anh đến Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hiện nay đều là người của Bắc Kinh. Hồng Kông trải qua 2 đời Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Hồ  Cẩm Đào tuy gặp nhiều sự khó khăn, hạn chế nhưng vẫn hưởng tự do được ấn định trong Luật Cơ bản.

Nhưng từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, bàn tay sắt máu của Tập dần dần bóp nghẹt  tiếng nói của người Hồng Kông. Năm 2014 Quốc hội bù nhìn Trung Cộng quyết định người dân Hồng Kông chỉ  được bầu đặc khu trưởng do ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh chỉ định. “Cuộc cách mạng dù”  dưới sự lãnh đạo của Joshua Wong đã tổ chức những cuộc biểu tình đòi phổ thông đầu phiếu, chiếm đóng nhiều cơ sở (Occupy Central with Love and Peace), làm tê liệt Hồng Kông trong nhiều tháng cho đến khi hàng chục lãnh tụ trẻ bị bắt. Vào cao điểm, đã có gần nửa triệu người xuống đường một lúc.

Vào tháng 6 năm 2019, sau khi Đặc khu trưởng Carrie Lam đưa dự luật dẫn độ ra nghị viện để bàn thảo, một làn sóng chống đối đã nổi lên dù không có người lãnh đạo như phong trào dù vàng, nhưng có lúc đã có hơn một triệu người xuống đường khiến bà Carrie Lam cuối cùng đã tuyên bố huy bỏ dự luật dẫn độ này. Tuy vậy, những người biểu tình không có lãnh tụ vẫn tiếp tục xuống đường đưa ra những đòi hỏi khác như thả và không truy tố những người biểu tình bị bắt, thành lập ủy ban điều tra độc lập về hành vi và việc sử dụng bạo lực của cảnh sát, yêu cầu bà Carrie Lam từ chức, đòi thực hiện quyền bầu cử phổ thông cho hội đồng lập pháp và đặc khu trưởng Hồng Kông.

Các yêu sách đã không được giới cầm quyền Hồng Kông g chấp nhận và Bắc Kinh thỉnh thoảng đe dọa sẽ dùng vũ lực, đưa quân đội sang Hồng Kông để dẹp cuộc biểu tình kéo dài hơn nửa năm, cho đến khi có dịch Vũ Hán.

Đại dịch xuất pháp từ Trung Cộng không những gây khốn đốn chết chóc trên thế giới mà còn ngăn chặn các cuộc biểu tình vì sự lây lan dịch bệnh và luật giản cách xã hội.

Đây là thời cơ để Tập Cận Bình ra lệnh cho quốc hội bù nhìn thảo luận luật an ninh quốc gia do ông ta đưa ra để quốc hội thông qua vào cuối tháng 5. Đến ngày 30.6 Trung Cộng tuyên bố luật bắt đầu áp dụng từ ngày 1.7.2020. Điều này có nghĩa Luật Căn bản bảo về nền tự do dân chủ người Hồng Kông hưởng bấy lâu đã chấm dứt. Những ai xúi dục lật đổ chính quyền, chủ trương tách ly, khủng bố hay cộng tác với ngoại bang đều bị try tố về tội hình sự với những cái án rất nặng nề.

Tuy nhiên hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường trong ngày kỷ niệm Hồng Kông bị trao trả cho Bắc Kinh, bất chấp sự bắt bớ, tù đày với những cái án hàng chục năm tù, thậm chí cả tù chung thân. Những việc người Hồng Kông làm bấy lâu nay dù bây giờ diễn ra trong hòa bình cũng sẽ trở thành tội hình sự với luật an ninh quốc gia mới.

Đã có khoảng 370 ngườ bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 1.7.2020 trong số đó có 10 người bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia. Nhiều nước đã lên tiếng, chỉ trích Bắc Kinh và hứa cho người Hồng Kông được di dân hay tị nạn, nhưng chưa đủ. Phải trừng phạp Bắc Kinh bằng kinh tế, phong tỏa tài sản của những người ra lệnh đàn áp, bắt bớ người Hồng Kông tranh đấu cho dân chủ.

Phải hành động trước khi Bắc Kinh xâm chiếm Đài Loan và mở ra cuộc chiến ở Biển Đông.

 

(Trích từ báo in TVTS số 1789 phát hành ngày 08.07.2020)