Vụ PMU 18: Nhà nước bắt người và giữ im lặng, nên cử tri “băn khoăn”

28 Tháng Năm, 2008 | Tin Việt Nam

 


Sau hai năm điều tra, đầu tháng 4 vừa qua  Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phán quyết đình chỉ điều tra vụ ông cựu Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Việt Tiến, điều này được ông Tiến coi như “trắng án”. Ngày 17.4.08, ông Tiến gởi đơn đề nghị phục hồi chức thứ trưởng cho ông. Chưa được phục chức thứ trưởng, nhưng ngày 7.5.08 ông Tiến được phục hồi đảng tịch.


 


Và từ đó, những gì người ta đồ đoán sẽ xảy ra, đã xảy ra.  Hai nhà báo bị bắt, một ông cựu tướng điều tra tham nhũng bị truy tố về tội “lạm dụng chức vụ” khi điều tra tham nhũng.


 


Vì thế trong phiên họp quốc hội của nhà nước CHXHCN Việt Nam vào hôm 27.5.08, theo tin tức từ báo Dân Trí, 


Vụ tham nhũng PMU 18 là vụ lớn, dính dáng nhiều nhân cật cao cấp trong chính phủ trong đó có ông cựu thứ trưởng. Vì vậy, trong bản đúc kết của văn phòng quốc hội về các đóng góp ý kiến, “kiến nghị” của  cả  nước dày gần 300 trang, có ý kiến sau đây về vụ Nguyễn Việt Tiến. Quốc hội ghi nhận ý kiến mà chính phủ có hành động không lại là chuyện khác, bởi vì quốc hội ở Việt Nam mang tính cách làm cảnh, vì quyền hành nằm trong tay đảng. “Kiến nghị” đó như sau:


Thông tin rõ về trường hợp ông Nguyễn Việt Tiến


Cử tri Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương, Lào Cai và nhiều địa phương khác phản ảnh rằng, không rõ đúng sai trong việc xử lý cán bộ của các cơ quan tư pháp đối với nhiều vụ tham nhũng mà điển hình là vụ PMU 18.


Cử tri nhiều địa phương tỏ ra băn khoăn đối với việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Cử tri cho rằng, nếu ông Nguyễn Việt Tiến có đủ yếu tố cấu thành tội, phải bị xử lý nghiêm về hình sự; nếu không có đủ căn cứ phạm tội, bị bắt giam oan sai thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý nghiêm theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Cử tri Hà Nội đề nghị Chính phủ thông tin chính thức cho nhân dân, tránh tạo ra dư luận không hay, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.


Việc xử lý các vụ án tham nhũng lớn còn quá chậm, một số vụ án đã xử nhưng hình phạt cho các bị cáo chưa thỏa mãn sự trông đợi của người dân. Cử tri cho rằng, hình phạt 13 năm tù đối với Bùi Tiến Dũng là quá nhẹ, có dấu hiệu bỏ sót tội phạm, cần phải làm rõ.


Cử tri bức xúc về việc các vụ án lớn đã được Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm nhưng việc điều tra kéo dài, đến nay có một số đối tượng phải đình chỉ điều tra.


Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.