TQ sẽ chọn VN để khai chiến trước thay vì Nhật và Phi Luật Tân?

08 Tháng Bảy, 2014 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Chủ tịch Tập Cận Bình tại Seoul. Một trong những mục đích chuyến công du Hàn Quốc của ông hồi tuần trước là nhằm lôi kéo Seoul vào một “mặt trận chống Nhật Bản” nhưng bất thành, theo giới phân tích quốc tế. Photo Courtesy: VOA News.

 

Bắc Kinh đã không còn “nói suông” để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông.

 

Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6.7 tiếp tục đưa ra những bình luận hiếu chiến, cổ súy Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông mà mũi nhọn nhằm vào Việt Nam. Tờ báo này cho rằng từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã xác định khả năng chiến tranh trên biển và tích cực chuẩn bị.

 

Tờ báo người Hoa hải ngoại nhưng có luận điệu hiếu chiến không khác gì Thời báo Hoàn Cầu ở Trung Quốc cho rằng, Phi Luật Tân, Việt Nam và Nhật Bản sẽ là mục tiêu tiềm tàng cho việc lấy chiến tranh làm bài học. Và với mục tiêu ra tay là thắng, Bắc Kinh phải uy hiếp chiến lược ngay từ đầu, trong 3 nước này, Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam là đối tượng để ra tay đầu tiên?!

 

Bằng ngôn ngữ hiếu chiến và ngông cuồng, Đa Chiều cho rằng từ khi thành lập nước đến nay Trung Quốc chưa từng sợ đối thủ nào. Mao Trạch Đông “giúp Triều Tiên chống Mỹ” năm 1950-1953, đến những năm 1960 tấn công biên giới Liên Xô. Nhờ 2 cuộc chiến “uy hiếp 2 siêu cường hàng đầu thế giới”, năm 1962 Trung Quốc tiếp tục gây chiến với Ấn Độ và các năm 1974, 1979, 1988 đã 3 lần cất quân xâm lược Việt Nam. 

 

Đa Chiều cho rằng chính những cuộc chiến tranh này đã giúp Bắc Kinh giành được không gian phát triển và tạo ra môi trường xung quanh ổn định?! Những cuộc chiến tranh (Trung Quốc gây ra với láng giềng) thời Mao – Đặng “không ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc mà tạo môi trường cho phát triển. Trung Quốc hiện tại có lẽ cũng cần một cuộc chiến tranh để hóa giải mối lo từ bên ngoài”. Phải chăng tờ Đa Chiều đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc chiến mới?

 

Chứng minh cho nhận định này, Đa Chiều lập luận, trong cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981 trên Biển Đông (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và có nhiều hành động khiêu khích – PV), quân đội Trung Quốc đã công khai điều máy bay, tàu chiến hiện diện (bất hợp pháp) ở gần giàn khoan cho thấy Bắc Kinh đã không còn “nói suông” để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông.

 

Tuy nhiên theo Đa Chiều, Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhận thức chung trong việc đối phó với (các hành vi khiêu khích, gây hấn, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của) Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực giàn khoan 981.

 

Theo đó bằng chứng mà Đa Chiều đưa ra là việc trong 2 ngày 30.6 và 2.7 đã có ít nhất 3 chiếc máy bay trinh sát của Mỹ bay qua đầu giàn khoan 981, khoảng cách thấp nhất chỉ khoảng 200 mét.

 

Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng lực lượng quân sự tiến sát giàn khoan Trung Quốc, can dự “đối đầu Trung – Việt” ở Biển Đông kể từ khi nổ ra khủng hoảng giàn khoan 981. Hồi tháng 5 Mỹ cũng phái máy bay ra khu vực bãi Cỏ Mây ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hỗ trợ 1 tàu công vụ Philippines trong lúc vượt vòng vây tàu Trung Quốc.

 

Tờ báo này cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam và Mỹ không có một hiệp ước đồng minh hay đảm bảo an ninh như với Phi Luật Tân hoặc Nhật Bản nên dư luận (Trung Quốc) phổ biến đoán rằng Mỹ sẽ không sử dụng lực lượng quân sự để cảnh báo, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Đến nay có thể thấy khả năng va chạm, đối đầu Mỹ – Trung ở Biển Đông không phải không có. Mặc dù Mỹ tuyên bố công khai sẽ bảo vệ Senkaku, nhưng chưa từng phái lực lượng quân sự tới đây trợ giúp Nhật Bản mà lại làm điều này ở Biển Đông.

 

Đa Chiều bình luận, lâu nay trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn “chia để trị” Việt Nam và Phi Luật Tân. Lúc căng thẳng với Phi Luật Tân thì Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn hòa hoãn với Việt Nam thông qua “nhượng lợi về kinh tế, hữu hảo về chính trị”. Trước đó Bắc Kinh đã tìm cách thông qua Việt Nam để thuyết phục Phi Luật Tân từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò nhưng bất thành. Ngược lại, kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981, Việt Nam cảnh báo đang xem xét các biện pháp pháp lý (khởi kiện Trung Quốc).

 

Tờ Đa Chiều cho rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, những nhận thức chung đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6.2013 bao gồm đồng ý lập đường dây nóng về vấn đề Biển Đông, hay chuyến thăm Việt Nam tháng 10.2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thực tế chỉ là chiêu bài hòa hoãn tạm thời của Trung Quốc mà tờ báo này gọi là “xem mạch bốc thuốc” mà thôi, hoàn toàn không có thành ý.

 

Theo Giáoduc.net