Ngoại trưởng Mỹ gặp đại diện Đức Đạt lai Lạt ma dẫu Trung Quốc có phẫn nộ

29 Tháng Bảy, 2021 | Tin Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ành trái, ngày 28/7 gặp đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma, ông Ngodup Dongchung, tại New Delhi. Photo courtesy: VOA

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 28/7 gặp đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma tại New Delhi, một động thái có thể chọc giận Bắc Kinh vì Trung Quốc xem vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng như là một phần tử ly khai nguy hiểm.

Ngoại trưởng Blinken gặp ông Ngodup Dongchung, người trao cho ông một chiếc khăn quàng của Đức Đạt lai Lạt ma, một quan chức cao cấp Tòa Bạch Ốc cho biết. Quan chức này nói với báo giới với điều kiện ẩn danh rằng: “Đức Đạt lai Lạt ma rõ ràng là một nhà lãnh đạo tinh thần được kính trọng trên thế giới và do đó hành động này được đón nhận với lòng trân trọng và biết ơn.”

Ông Dongchung là đại diện của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) còn được gọi là chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Cuộc gặp này là một trong những cuộc tiếp xúc rõ ràng nhất giữa Mỹ và các giới chức Tây Tạng kể từ khi Tổng thống Barack Obama gặp Đức Đạt lai Lạt ma tại Washington vào năm 2016.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận về cuộc gặp vừa kể. Binh sĩ Trung Quốc chiếm Tây Tạng vào năm 1950 mà Trung Quốc gọi là một cuộc “giải phóng trong hòa bình”. Vào năm 1959, Đức Đạt lai Lạt ma bỏ xứ sang Ấn Độ sống lưu vong sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự cai trị của Trung Quốc.

CTA và các tổ chức bênh vực Tây Tạng nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng của quốc tế trong những tháng gần đây giữa những chỉ trích về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Vào tháng 11 năm ngoái, ông Lobsang Sangay, cựu lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng đến thăm Tòa Bạch Ốc, lần đầu tiên trong 6 thập niên.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 28/7 gặp đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma tại New Delhi, một động thái có thể chọc giận Bắc Kinh vì Trung Quốc xem vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng như là một phần tử ly khai nguy hiểm.

Ngoại trưởng Blinken gặp ông Ngodup Dongchung, người trao cho ông một chiếc khăn quàng của Đức Đạt lai Lạt ma, một quan chức cao cấp Tòa Bạch Ốc cho biết. Quan chức này nói với báo giới với điều kiện ẩn danh rằng: “Đức Đạt lai Lạt ma rõ ràng là một nhà lãnh đạo tinh thần được kính trọng trên thế giới và do đó hành động này được đón nhận với lòng trân trọng và biết ơn.”

Ông Dongchung là đại diện của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) còn được gọi là chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Cuộc gặp này là một trong những cuộc tiếp xúc rõ ràng nhất giữa Mỹ và các giới chức Tây Tạng kể từ khi Tổng thống Barack Obama gặp Đức Đạt lai Lạt ma tại Washington vào năm 2016.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận về cuộc gặp vừa kể. Binh sĩ Trung Quốc chiếm Tây Tạng vào năm 1950 mà Trung Quốc gọi là một cuộc “giải phóng trong hòa bình”. Vào năm 1959, Đức Đạt lai Lạt ma bỏ xứ sang Ấn Độ sống lưu vong sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự cai trị của Trung Quốc.

CTA và các tổ chức bênh vực Tây Tạng nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng của quốc tế trong những tháng gần đây giữa những chỉ trích về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Vào tháng 11 năm ngoái, ông Lobsang Sangay, cựu lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng đến thăm Tòa Bạch Ốc, lần đầu tiên trong 6 thập niên.

Một tháng sau đó, Quốc hội Mỹ thông qua Luật Ủng hộ và Chính sách Tây Tạng, kêu gọi cho quyền của người Tây Tạng được chọn người kế vị Đức Đạt lai Lạt ma và thành lập một tòa lãnh sự Mỹ tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng.