Thấy thủ tướng Việt Nam nói buồn, cựu tướng Cao Kỳ khúm núm “Kính thưa… Thủ tướng đừng buồn”

01 Tháng Bảy, 2008 | Tin Việt Nam

 









Thủ tướng VN và phái đoàn tại Houston.  Hình Vietnamnet


 


 


(TH – 1.7.08) Thủ tướng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn tất chuyến công du Hoa Kỳ bằng một cuộc viếng thăm thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, nơi có cộng đồng Việt Nam đông nhất ở Mỹ, chỉ sau Quận Cam ở Nam California và San Jose ở Bắc California. Ông được chính phủ Bush đón tiếp và khen ngợi, nhưng lại bị người Việt biểu tình.


 


Những người Việt chống cộng và tranh đấu đòi nhân quyền tự do dân chủ đã chuẩn bị cả mấy tháng để biểu tình chống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông sang thăm Hoa Kỳ do lời mời của Tổng thống George W Bush.


 


Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn,  đã có hàng trăm người Việt tụ họp trước Tòa Bạch Ốc để biểu tình chống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn Hà Nội. Ông Dũng chắc đã thấy họ khi xe của ông treo cờ Mỹ và cờ CHXHCNVN chạy qua đoàn biểu tình.  Trong khi báo chí Mỹ nói có hàng trăm người biểu tình một số báo Việt ngữ nói trên 500 hay đến 1000 người. 


 


Khó nói con số chính xác trong các cuộc biểu tình, nhưng không thể cho rằng chưa tới 100 người như khi ông cựu Thủ tướng VNCH và cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ “thưa” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! Ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ không hài lòng với lối nói làm đẹp lòng người có quyền thế như kiểu nịnh thần của Nguyễn Cao Kỳ.


 









Một góc biểu tình trước khách sạn Houston


 


Theo một số báo chí Việt ngữ, tại thành phố Houston  có trên 1000 người tụ họp biểu tình quanh khách sạn Houston khi phái đoàn của ông Nguyễn Tấn Dũng đến.  Số Việt kiều đến gặp phái đoàn ông Dũng có vài chục người, trong đó có những khuôn mặt như Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lê (Texas), David Trung Dương (chủ thầu rác vùng Alameda Bắc California).


 


Tin cho nhay, với chiếc bàn vuông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngồi giữa với Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, dãy ghế phía bên phải của ông Dũng, Nguyễn Cao Kỳ ngồi ghế thứ hai  đếm từ trên xuống.


 


Ông Nguyễn Tấn Dũng nói với các Việt kiều trong phòng họp: “Bà con hãy hướng về quê hương, bằng mọi đường, mọi nẻo. Quê hương là vĩnh hằng, trong khi quá khứ đã là lịch sử, cần gác lại… Đất nước đã trải qua nhiều đau thương. Nếu không có ngoại bang, làm sao lại có sự chia cắt bên này, bên kia? Làm sao 3,2 triệu người Việt Nam phải sống li hương ở nước ngoài? Nguyên nhân ra đi có nhiều, nhưng lớn nhất chính là chiến tranh loạn lạc”.


 


Ông Dũng lại nói: “Lịch sử đã qua. Chúng ta trong điều kiện bị xâm lược, trải qua bao biến đổi thăng trầm, có nhiều nguyên nhân rời quê đi nơi này nơi khác, tha phương để sinh sống. Ngay người từng là kẻ thù xả súng bắn vào quê hương, người thân, ta còn khẳng định “gác lại quá khứ, tôn trọng hiện tại, hướng tới tương lai”, chẳng lẽ người Việt Nam chúng ta cứ mãi mặc cảm với quá khứ, thù hận với dân tộc? Làm được cái gì, dù nhỏ nhoi thì làm, một tiếng nói ủng hộ cũng là đóng góp. Đừng mặc cảm mãi với quá khứ, nhất là khi đất nước còn không ít khó khăn”.


 


Có điều đáng buồn và đáng thẹn cho một vị lãnh đạo một quốc gia là khi tới thăm một quốc gia khác, ông thủ tướng (hay chủ tịch nước) đã không được đồng bào mừng rỡ ra đón tiếp một cách nồng nhiệt như thường xảy ra với các lãnh tụ các quốc gia khác, mà còn bị biểu tình chống đối dữ dội.  Phải có cả cảnh sát cỡi ngựa giữ trật tự an ninh. Báo chí chính mạch của địa phương loan tin một cách thất lợi cho khách. 


 


Đã hơn 33 năm kể từ ngày Miền Nam sụp đổ khiến cả triệu người  bỏ xứ ra đi, sự chống đối vẫn còn. Ầm ĩ bằng những cuộc biểu tình chỉ là cái chóp của tảng băng. Đại bộ phận người Việt tị nạn ở hải ngoại vẫn chưa hài lòng với những cái gọi là đổi mới và cởi mở về tự do tôn giáo hay nhân quyền. Đó là chưa kể không có dân chủ thật sự. Hàng trăm ngàn lượt Việt kiều về thăm bà con hay quê hương không có nghĩa là họ tán thành đường lối cai trị của đảng cộng sản VN hiện nay. Đa số thầm lặng có những chống đối tiêu cực mà ảnh hưởng cũng không kém.


 


Bởi vậy ông Nguyễn Tấn Dũng mới than thở: “Khi vào Nhà Trắng hội đàm với Tổng thống Bush, tôi nghe một nhóm, dù nhỏ, kiều bào hô đả đảo Thủ tướng mà thấy buồn. Tôi nghĩ chưa hẳn họ thù ghét gì cá nhân Thủ tướng, mà chỉ là sự mặc cảm với quá khứ và sự thiếu thông tin về tình hình Việt Nam”.


 


Nghe vậy, viên tướng từng kêu gọi quân dân Miền Nam cùng ông ta ở lại chiến đấu, lập chiến khu chống cộng sản Bắc Việt vào tháng 4 năm 1975 nhưng lại hèn nhát chạy trốn trước, nay khúm núm nói với các cựu thù:


 


“Kính thưa thủ tướng, kính thưa phó thủ tướng, kính thưa quí vị đại biểu… Thủ Tướng đừng buồn về chuyện nầy, những người biểu tình chỉ là một thiểu số rất nhỏ, thực sự chúng ta nhìn thấy có bao nhiêu? Được một trăm người không? Nó không thể so sánh với hàng trăm nghìn người, cả triệu người Việt Nam ở nước ngoài, chưa kể bao nhiêu người từ nhiều năm nay đã trở về quê hương, đóng góp cho quê hương. Nhóm người quá khích biểu tình không đại diện cho ai cả, họ là những người của thế hệ vẫn còn cay cú với quá khứ… Tôi ở đây không chỉ với tư cách người Mỹ gốc Việt ở hải ngoại, mà gần như là một người Việt Nam ở trong nước sang để gặp Thủ tướng, nghe ông Thủ tướng nói những ưu tư của dân tộc ở trong nước. Nghe xong, chính tôi cũng thấy an lòng”.


 


Nguyễn Cao Kỳ còn muốn đóng vai “cò chính trị” chỉ đường cho các nhà lãnh đạo Việt Nam (bỏ Tàu) đi theo Mỹ như sau: “Thủ tướng và các nhà lãnh đạo Việt Nam đủ trí tuệ để chèo chống và đưa đất nước tiến lên. Với chuyến đi của Thủ tướng, Việt Nam là một nước nhỏ mà lại có quan hệ giao hảo tốt đẹp với một cường quốc số 1 thế giới, tôi cho là đi đúng đường và rất tốt đẹp. Tôi tin các nhà lãnh đạo Việt Nam có đủ sức khỏe, trí tuệ, sự sáng suốt để lãnh đạo đất nước, dân tộc tới một chỗ đứng xứng đáng ở cộng đồng quốc tế”·


 


Mỗi lần có một cấp lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ là thêm một lần viên cựu thủ tướng của VNCH biểu lộ tư cách nịnh hót của ông ta một cách nhố nhăng. Thật là xấu hổ và nhục nhã. Nhưng hình như ông  Cò Kỳ chẳng biết nhục là cái chi chi.