Tòa đại sứ Mỹ ở Serbia bị tấn công

22 Tháng Hai, 2008 | Tin thế giới

Cuộc biểu tình và tấn công đốt phá tòa đại sứ Mỹ đã khiến một người bị chết. Chính phủ Mỹ nói lúc đó chỉ có một nhân viên có mặt trong tòa đại sứ  và không hế hấn gì. Tin cho hay xác chết bị cháy rụi là của một người trong nhóm biểu tình gặp tai nạn khi phóng hỏa. Có khoảng 150 người bị thương trong đó có 30 người là cảnh sát và phóng viên báo chí.

 

Hoa Kỳ giận dữ về  vụ bạo động này và đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có phản ứng. Hội đồng Bảo an đã ra một tuyên cáo như sau: “Các thành viên của Hội đồng cực lực lên án việc tấn công của  đám đông đối với các tòa đại sứ ở Belgrade làm hư  hại các tài sản của tòa đại sứ và gây sự an nguy cho sinh mạng của các nhân viên sứ quán”.

 

Chính phủ nước Serbia rất bối rối về sự việc này và coi đó là hành động riêng rẽ của một số thành phần xấu không phản ảnh sự tức giận của cả nước đối với việc Kosovo tuyên bố độc lập.

 

Ngoại trưởng Serbia, ông Vuk Jemeric nói: “Những hành động này hoàn toàn không thể chấp nhận được và rất đáng tiếc. Họ đã làm tổn thương hình ảnh của nước Serbia trên thế giới”.

 

Nhưng cũng trong ngày, đã có gần 200,000 ngàn người xuống đường tại thủ đô Belgrade biểu tình chống Kosovo độc lập, phản đối các quốc gia ủng hộ và thừa nhận Kosovo. Cuộc biểu tình này được nhà ầm quyền Serbia ủng hộ.

 

Tòa đại sứ Úc tại Belgrade thoát khỏi cuộc tấn công này nhưng các tòa đại sứ khác như  Đức, Anh, Croatia cũng bị đám biểu tình tới phá hoại. Tòa đại sứ của Thổ Nhĩ  Kỳ và Bosnia nằm trong danh sách sẽ bị đám biểu tình tới hỏi thăm.

 

Tại Melbourne, ngày hôm qua đã có trên 1,000 người gốc Serbia tụ họp tại công trường Federation Square biểu tình phản đối và yêu cầu chính phủ Úc hãy rút lại sự thừa nhận độc lập của Kosovo.

 

Người Úc gốc Serbia Biểu tình ở Melbourne

Linh mục  Milan Milutinovic thuộc Giáo hội Chính thống giáo ở Melbourne yêu cầu Thủ tướng Kevin Rudd  đừng chạy theo chân Mỹ mà hãy rút lại sự công nhận Kosovo. Linh mục này cho rằng Kosovo là chuyện ở tận bên Âu Châu, chuyện của thiên hạ ở xa mắc mớ gì Úc phải xía vào.

 

Đám đông biểu tình cho rằng thừa nhận Kosovo là vi phạm công pháp quốc tế và không được Liên hiệp quốc thừa nhận.

 

Nga là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và là một trong 5 quốc gia có quyền phủ quyết,  vẫn chống đối việc Kosovo  ly khai, cho rằng  như thế là tạo nên một tiền lệ nguy hiểm. Tây Ban Nha,  Trung Cộng, Romania, Venezuela và một số nước khác lên án vụ ly khai này.

 

Trong khi đó vào ngày hôm qua, quốc  hội  người Serbia và Bosnia nói Bosnia-Hercegovina có quyền ly khai khỏi liên bang Bosnia nếu  có nhiều thành viên của Liên hiệp quốc và nhất là của Liên Âu công nhận sự độc lập của Kosovo.