Báo chí Trung Quốc mới đây công bố: “Bản đồ tiêu chuẩn năm 2023 của Trung Quốc đã chính thức được phát hành vào ngày 28/8 và ra mắt trên trang web của dịch vụ bản đồ tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên (Trung Quốc) quản lý. Bản đồ này được biên soạn dựa trên phương pháp vẽ đường biên giới quốc gia của Trung Quốc và các nước khác nhau trên thế giới”.
Bàn đồ mới gồm 10 đoạn, bao gồm cà Đài Loan.
Thời điểm công bố bản đồ mới báo hiệu những khó khăn cho các tiến trình ngoại giao khi một loạt các hội nghị lớn trên thế giới đang bắt đầu, như hội nghị G20 sắp tới vào đầu tháng 10 tại New Deli, thủ đô của Ấn Độ.
Philippines kêu gọi Trung Quốc “hãy hành động có trách nhiệm và tuân thủ các nghĩa vụ của mình” theo luật quốc tế và theo phán quyết của tòa trọng tài quốc tế 2016, theo đó nói không có căn cứ pháp lý cho việc đòi áp dụng đường chín đoạn.
Malaysia nói họ đã gửi phản đối ngoại giao đối với bản đồ này.
Việt Nam lên tiếng phản đối
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 31/8 lên tiếng phản đối bản đồ Biển Đông mới do Trung Quốc phát hành và gọi tấm bản đồ này là vô giá trị.
Hôm 28/8, Bộ Bộ Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc đã công bố bản đồ tiêu chuẩn năm 2023 bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam và các nước láng giềng vào chủ quyền của Trung Quốc. Tấm bản đồ cũng cập nhật đường đứt khúc chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển thành 10 đoạn.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại họp báo thường kỳ ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định hành động của Trung Quốc là “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982”.
Tấm bản đồ mới của Trung Quốc cũng vấp phải những phản đối từ các nước Philippines, Malaysia, Đài Loan.
Trung Quốc từ năm 2006 vẫn định kỳ cập nhật các bản đồ chuẩn của nước này để chỉnh sửa cái mà Bắc Kinh gọi là “các bản đồ có vấn đề” trong quá khứ liên quan đến các đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực.
Đường đứt khúc chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông để đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng nước quan trọng này đã bị Toà Trọng tài quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết này.
(Nguồn: RFA)