![]() |
Cảnh nước thủy triều dâng ở thành phố Sài Gòn |
Trong hai tuần lễ vừa qua, nạn thành phố bị ngập nước là một vấn đề lớn của Việt Nam. Thủ đô Hà Nội đã chìm trong biển nước từ cuối tháng 10 và đến nay một số vùng vẫn chưa hết ngập. Trong khi đó, tại Sài Gòn tin từ Việt Nam cho hay vào chiều nay khoảng 5 giờ, mực nước sẽ lên cao ở mức “lịch sử” và nhiều tuyến đường trong thành phố sẽ bị… nhấn chìm.
Báo VnExpress đưa tin như sau:
Đỉnh triều sẽ đạt 1,52 m vào lúc 5h chiều nay và liên tục cao trong những ngày tới. Đỉnh này cao hơn mức lịch sử trong 48 năm diễn ra tháng 11 năm ngoái (1,49 m), khiến nhiều tuyến phố Sài Gòn bị nhấn chìm.
Theo dự báo của Chi cục thủy lợi phòng chống lụt bão, mực nước tại các sông đang lên rất nhanh, khiến triều đạt đỉnh vào chiều nay ở mức 1,52 m. Ngày mai, triều vẫn ở mức cao là 1,50 đến 1,51 m.
Theo nhiều chuyên gia, đây là lần đầu tiên trong lịch sử thành phố, triều cường vượt 1,5 m nên những ngày tới người dân thành phố sẽ phải đối mặt với sự đe dọa luôn chực chờ từ cơn thủy thần.
Đáng lo ngại hơn, do hồ Dầu Tiếng đã bắt đầu xả tràn từ ngày 9/11, cộng thêm tác động của một vùng áp thấp hình thành từ hôm qua trên khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa và mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới có thể gây mưa to, trùng vào thời điểm triều cường dâng cao lịch sử có khả năng tạo nên tổ hợp bất lợi gây ngập úng sâu và rộng tại TP HCM.
Mấy ngày qua do ảnh hưởng của triều cường, nhiều nơi trên địa bàn quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi đã tràn bờ, bể một số đoạn bờ bao. Tổng cộng trên địa bàn thành phố đã bể 6 đoạn bờ bao dài 19 m, sạt 3 đoạn dài 80 m và tràn bờ đoạn dài 750 m.
![]() |
Thủ đô Việt Nam: nay là cảnh bình thường |
Trong khi đó, tại thủ đô, các quan chức nhà nước đã tỏ ra vô cùng bi quan khi cho rằng “
Dù chi 550 triệu USD, các khu đô thị sang trọng ở Hà Nội vẫn bị đe dọa bởi… mưa. Hà Nội còn lâu mới hết ngập”.Dự án này tốn kém khoảng 550 triệu Mỹ kim, đã xong giai đoạn 1 và theo dự kiến, giai đoạn 2 sẽ hoàn tất vào năm 2013.
Một quan chức nói: “Dự án thoát nước Hà Nội” được thực hiện từ năm 1995, dự kiến hoàn tất sau 10 năm nhưng đến năm 2005, ngốn hết 180 triệu USD mới chỉ hoàn tất giai đoạn một và giai đoạn hai được khẳng định là không thể xong trước năm 2013”.
Những viên chức phụ trách thoát nước tiết lộ, năm 1995, Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) đã giúp Hà Nội hoàn tất quy hoạch thoát nước nội đô, thuộc lưu vực sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Từ đó đến nay, Hà Nội nhiều lần điều chỉnh quy hoạch đô thị song không thay đổi quy hoạch hệ thống thoát nước.
Ông Lê Hồng Quân, phó giám đốc Ban Quản Lý Dự Án Thoát Nước Hà Nội, nói với phóng viên tờ Tiền Phong:
“Trước đây, chúng ta dự định phát triển thủ đô về phía Bắc nhưng bây giờ lại phát triển về phía Tây, thậm chí mở rộng, bao trùm cả tỉnh Hà Tây, trong khi, giai đoạn 1 của Dự Án Thoát Nước Hà Nội chỉ giới hạn việc thoát nước trong phạm vi 4 quận nội thành, giữa sông Tô Lịch và sông Hồng. Ðây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tất cả các khu đô thị mới ở Hà Nội đều bị ngập nghiêm trọng trong đợt mưa, lụt vừa qua”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, một phó giám đốc khác của Ban Quản Lý Dự Án Thoát Nước Hà Nội tiết lộ rằng các khu đô thị mới như Mỹ Ðình, Trung Hòa-Nhân Chính, Ðịnh Công, Linh Ðàm không có trong… quy hoạch thoát nước hiện tại của Hà Nội.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Những khu này có hệ thống thoát nước cục bộ tốt nhưng chưa kết nối được với hệ thống thoát nước chung của thành phố. Khi nào toàn bộ dự án hoàn tất, những khu đô thị đó mới được kết nối với hệ thống thoát nước chung của Hà Nội và việc tiêu thoát nước khi có các cơn mưa lớn ở đây, mới được giải quyết.”
Ngày 11.11.08, ông Nguyễn Huy Tưởng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết đợt mưa lớn gây ngập kéo dài khiến thành phố thiệt hại trên 3,000 tỷ đồng. Và trước mắt, thành phố này cần gấp 1,000 tỷ đồng.
Trả lời báo điện tử VNExpress, ông Phạm Hữu Nam, trưởng phòng giao thông đô thị của Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội nói: “Mặt của rất nhiều con đường ở Hà Nội đã bị lún, sụt, bong tróc nhựa tạo ra vô số ổ gà, ổ trâu. Do mặt đường bị ngập, xe cộ tràn lên vỉa hè nên vỉa hè cũng bị hư hỏng nặng. Ðể “vá” hết những “khiếm khuyết” này, cần phải chi khoảng 40 tỷ đồng”.
Hậu quả lụt lội nghiêm trọng do con người và sự quản lý tồi tệ gây nên đã chẳng khiến ai bị quy trách nhiệm, bị kỷ luật hay bị đuổi việc như ở các nước dân chủ. Các quan chức vẫn bình chân như vại.