Như trò hề: Bộ Y tế nay “xin dừng

29 Tháng 10, 2008 | Tin Việt Nam

 









Xe gắn máy là phương tiện di chuyển phổ thông tại Việt Nam. Hình VnExpress


 


(TH) Ở nước Mỹ chuyện gì cũng có thể xảy ra, và câu nói đó thường dành cho những chuyện kỳ quặc, tội lỗi… Nhưng ở Việt Nam, chuyện những người đứng đầu nhà nước cứ làm sai rồi sửa sai, làm bừa rồi huề cả làng, không ai chịu trách nhiệm, không chịu từ chức là chuyện bình thường, bởi đảng là nhà nước, đảng là cha mẹ dân, cho dân cái gì dân ráng mà nhận. Chế độ “xin-cho” cũng còn là may.


 


Bởi sau khi Bộ Y tế ra quy định về lái xe mà báo chí trong nước như tờ Người Lao Động gọi là  “83 cửa ải”, các quan chức trong ngành y tế cứ cho rằng họ làm như vậy là đúng.


 


Các quan chức Bộ Giao thông Vận tải cũng “nhất trí” với Bộ Y tế, cho rằng vì cần phải bảo vệ người dân, người đi đường, nên không cần hỏi ý kiến của dân làm gì hay phải mở những cuộc nghiên cứu khoa học coi thử người thấp, ốm, lép ngực, có bệnh (cả những bệnh thông thường) có gây tai nhiều hơn do ngoại hình như vậy không.


 


Một quan chức cao cấp của Bộ Giao thông đã phán một câu xanh dờn: “Không lẽ đợi có nhiều tai nạn rồi mới làm luật sao?”.


 


Quy định của Bộ Y tế ngoài phản khoa học, còn chứng tỏ tinh thần quan liêu và cái não trạng tham nhũng cố hữu của phần lớn những nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay.


 


Bởi vậy mới có bản tin sau đây, trích từ VnExpress:


 


Bộ Y tế xin dừng quyết định ‘thấp bé không được lái xe’


 


Ngày 29/10, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, đề nghị dừng thi hành hai quyết định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe. Động thái này được đưa ra 5 ngày sau khi Bộ Tư pháp phản bác quyết định của Bộ Y tế ban hành không đúng thẩm quyền.


Theo công văn của Bộ Y tế gửi Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, việc Bộ này ban hành hai quyết định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe là dựa theo Nghị quyết 32 của Chính phủ về vấn đề cấp bách phải giảm thiểu tai nạn giao thông.


 


Tuy nhiên, Bộ Tư pháp có văn bản phản bác, việc ban hành hai quyết định trên không đúng thẩm quyền của Bộ Y tế. Theo điều 55 của Luật Giao thông đường bộ “Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Giao thông Vận tải thống nhất với Bộ trưởng Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe…”.


 


Sau khi xem xét văn bản của Bộ Tư pháp, hôm nay, Bộ Y tế báo cáo và đề nghị Phó thủ tướng cho dừng thực hiện quy định tiêu chuẩn lái xe mới ban hành.


 


Ông Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế ,Bộ Y tế cho biết, đã đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan ra quyết định về tiêu chuẩn sức khỏe lái xe.


 


Trước đó, trao đổi với VnExpress.net, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định, quan điểm của Bộ Tư pháp là quyết định này phải ban hành liên tịch, trong đó Bộ Giao thông Vận tải là đơn vị chủ trì. Hai quyết định của Bộ Y tế chưa đăng công báo nên chưa có hiệu lực


“Quy định chiều cao, cân nặng đi xe máy của Bộ Y tế có nhiều điểm khiến người dân băn khoăn bởi tính không thực tế và đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn gây tốn kém”, ông Cường nói.


 


Trước đó, trong một bản tin khác VnExpress viết như sau:


 


Bộ trưởng Tư pháp: ‘Bộ Y tế cần tiếp thu ý kiến đa số’





“Quy định chiều cao, cân nặng đi xe máy của Bộ Y tế có nhiều điểm khiến người dân băn khoăn bởi tính không thực tế và đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn gây tốn kém”, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trao đổi với báo chí sáng 28/10.


 








Ông Hà Hùng Cường. Hình VnExpress

– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp vừa có ý kiến phản bác hai quyết định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe của Bộ Y tế là không đúng thẩm quyền. Quan điểm cụ thể của ông về vấn đề này?


 




– Bộ Y tế đưa ra lý lẽ là dựa vào Nghị quyết 32 của Chính phủ về vấn đề cấp bách phải giảm thiểu tai nạn giao thông. Song, theo tôi, cũng phải xét một cách toàn diện vì Nghị quyết đó mang tính chất giao việc, còn Luật Giao thông đường bộ mới là cơ sở pháp lý cao nhất.


Luật này quy định khi ban hành tiêu chuẩn sức khỏe liên quan đến giao thông phải là văn bản liên tịch, trách nhiệm ban hành chủ yếu là Bộ Giao thông Vận tải.


 


– Nhưng thưa ông, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết là 3 bộ Công an, Giao thông vận tải và Lao động thương binh và Xã hội đều có văn bản đồng ý với quyết định của Bộ Y tế?


 


– Ngày mai (29/10) Bộ Y tế sẽ họp với các bộ liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp để bàn thêm. Quan điểm của Bộ Tư pháp là quyết định này phải ban hành liên tịch, cần có sự tham gia sâu hơn của cả 3 bộ Công an, Giao thông, Lao động thương binh và Xã hội.


– Một văn bản pháp luật muốn đi vào cuộc sống cần có sự đồng thuận của xã hội. Những ý kiến phản hồi của người dân sẽ được các bộ tiếp thu, chỉnh sửa thế nào?


 


– Quy định chiều cao, cân nặng đi xe máy của Bộ Y tế có nhiều điểm khiến người dân băn khoăn. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải có sức khỏe phù hợp với chủng loại, dung tích xe. Quy định chiều cao, cân nặng, lồng ngực… để chịu được xe phân khối lớn là có lý.


 


Tuy nhiên, quy định chuẩn sức khỏe đối với người lái xe 50 cm3 thì không thực tế lắm. Hơn nữa, Bộ Y tế đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn. Trong số 83 tiêu chuẩn, có những chuẩn cần cân nhắc thêm, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của đa số người dân.


 




– Dưới góc độ của người tham gia giao thông, ông có băn khoăn gì về quy chuẩn lái xe của Bộ Y tế?


– Tôi thấy cần phải xem xét lại một số quy định. Ví dụ phương tiện dưới 100 cm3 là rất phổ thông và nhẹ nhàng, không nên cấm người dưới 40 kg sử dụng.


 


– Hiện văn bản của Bộ Y tế đã ban hành, nếu trong cuộc họp liên bộ có sự điều chỉnh thì hướng giải quyết sẽ thế nào?


 


– Hai quyết định của Bộ Y tế chưa đăng công báo nên chưa có hiệu lực. Trong cuộc họp sáng 29/10 các bộ liên quan sẽ lắng nghe, tính toán và đưa ra quyết định cụ thể. Theo tôi, cần ban hành một văn bản liên tịch.