< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Các chiến binh người Kurd đang được Nga yểm trợ tấn công khủng bố tại Syria. Photo Courtesy: AP |
Thổ Nhĩ Kỳ đang đương đầu với muôn vàn khó khăn kể từ vụ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga hôm 24.11.
Kể từ khi ra lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Mạc Tư Khoa còn liên tiếp tăng oanh tạc các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, kèm theo kế hoạch liên minh Syria với các chiến binh người Kurd trong lực lượng chống IS, Nga đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá về việc bắn rơi chiến đấu cơ của họ.
Đầu tiên vào hôm 29.11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký loạt sắc lệnh trừng phạt đối với Ankara, trong đó có cấm nhập khẩu hàng hóa và sử dụng lao động Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty du lịch Nga đưa khách tới Thổ Nhĩ Kỳ, bãi bỏ việc miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ, tăng cường kiểm soát các chuyến bay của Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga.
Theo Hãng thông tấn Anadolou, Nga là một trong những nguồn du khách quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 3 triệu người Nga tham quan nước này trong 9 tháng đầu năm 2015. Thế nên, ngay sau khi Moscow công bố lệnh trừng phạt, Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ Mahir Unal đã lên tiếng kêu gọi du khách Nga không quay lưng với nước ông bất chấp tình hình căng thẳng hiện nay.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt cũng bao gồm cấm nhập nhiều mặt hàng dệt may, nông sản, thực phẩm và Ai Cập đã ngỏ ý sẵn sàng thế chân Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trường Nga.
Không những thế vào hôm 30.11, khoảng 1,250 xe tải chở hàng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị giữ lại ở biên giới với Nga.
Trước những đòn đánh trả nặng nề này đã khiến cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phải “xuống nước” và tỏ bày tỏ sự “đau buồn” đồng thời hy vọng sự việc trên “không tái diễn” lần nữa. Đồng thời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng đánh tiếng sẵn sàng gặp mặt Tổng thống Putin. Tuy nhiên, ông Putin đã luôn mực từ chối, trừ khi Ankara lên tiếng xin lỗi.
Không những hứng đòn từ Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan còn phải đối mặt với sự không hài lòng từ quân đội nước mình về vụ bắn rơi máy bay.
Việc quân đội tỏ ra bất bình khi Tổng thống Erdogan giải bày rằng Ankara không biết chiếc máy bay mà họ bắn rơi là của Mạc Tư Khoa
Ông Erdogan giải thích: “Nếu chúng tôi biết được đó là máy bay Nga, chúng tôi lẽ ra đã cảnh cáo theo cách khác”. Tuy nhiên, việc này đã khiến cho quân đội Ankara cho rằng những tuyên bố trên “sẽ khiến dư luận hiểu lầm về năng lực của lực lượng vũ trang và khiến tình hình thêm phức tạp”.
Bên cạnh đó, Ankara dường như không nhận được bất cứ sự ủng hộ nào từ các nước thành viên khối NATO.
Theo ông Patrick Buchanan, cựu Giám đốc truyền thông Washington, hành động của ông Erdogan đã đẩy NATO vào tình thế vô cùng khó xử khi phải lựa chọn giữa một bên là bảo vệ đồng minh, một bên là nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga. NATO đã gần như quay lưng với Thổ Nhĩ Kỳ để hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.
Cùng lúc đó, Tổng thống Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhất trí chia sẻ thông tin về các mục tiêu ở Syria và khẳng định “chỉ không kích những kẻ khủng bố”.
Ngoài ra, ông Putin còn nhấn mạnh, Nga “đã sẵn sàng hợp tác” với liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu.
Theo tờ Wall Street Journal, Mỹ còn gây sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy chiến binh nước ngoài đến gia nhập IS.
Một số chuyên gia nhận định, vụ bắn hạ Su-24 Nga là một phần trong nỗ lực bảo vệ các nhóm đối lập tại Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang hoạt động tại Syria. Tuy nhiên, kế hoạch này của Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đã bị phá sản khi hiện nay Ankara chỉ có thể bất lực đứng nhìn phiến quân hứng chịu những cuộc không kích dữ dội của Nga.
Tổng hợp