Cách mạng về nhận định đưa đến cách mạng điều trị

10 Tháng 9, 2012 | Y học - Khoa học

 

Nguyễn Phước

 

 

 

Louis Pasteur (1822-1895)

 

 

Vào thế kỷ 20 khi nghiên cứu về con người, người ta thấy rằng tìm hiểu về cá nhân chưa đủ, phải phân tích luôn cộng đồng và chủng tộc cũng như môi sinh của cộng đồng ấy sinh hoạt.

 

Như vậy một hệ thống sinh thái (eco system) được xác định để làm căn bản cho sự nghiên cứu.

 

Tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới National and Science, trong những số phát hành gần đây, đã đưa ra quan điểm tổng hợp về phương cách nghiên cứu cơ thể con người, phải bao gồm không những tất cả tế bào và di thể (genes) mà còn phải xét đến những vi trùng cộng sinh hay khách trú (passengers). Tất cả tạo thành một hệ thống sinh thái và sự nghiên cứu hệ thống này giúp cho sự hiểu biết về khoa học và hệ lụy của nó là đẩy mạnh sự điều trị trong y học tân tiến.

 

Vì vậy khoa vi trùng học mà Louis Pasteur là người sáng lập đã giúp cho chúng ta hiểu biết cặn kẽ về sự sinh hoạt của con người nhất là phương diện dinh dưỡng.

 

Thức ăn hàng ngày của chúng ta gồm phần lớn là loại Carbohydrates (cơm gạo, bột mì, rau củ v.v…), tuy nhiên những phân hóa tố của cơ thể không phân tích để tiêu hóa được những Carbohydrates ấy.

 

Ngay cả chất Carbohydrate ở trong sữa mẹ, gọi là glycans, phân hóa tố của cơ thể cũng không tiêu hóa được. Sự tiêu hóa phải nhờ những vi trùng ở trong ruột giúp đỡ. Cơ thể con người trở thành sinh vật chủ (host) đối với “cơ thể vi trùng” (Microbiome), cả hai đã cộng sinh từ khi con người được sinh ra. Tuy nhiên sự cộng sinh này không phải chỉ có về phương diện tiêu hóa mà thôi, “cơ thể vi trùng” còn sản xuất ra sinh tố (như B2, B12 và folic acid) và còn có thể điều chỉnh xuất lượng những chất cần thiết của sinh vật chủ cũng như khẩu phần dinh dưỡng. Vi trùng của trẻ em sản xuất folic acid nhiều hơn vi trùng của người lớn.

 

* * *

 

Louis Pasteur (1822-1895) nhà hóa học nổi tiếng của nước Pháp nhưng có thể được xem như thủy tổ của khoa vi trùng học. Chính ông là người đã chứng minh được rằng sự hư thối và lên men là do những vi sinh vật gây ra, từ đó quan niệm này là nền tảng của khoa vi trùng học. Ông cũng chính là người đã nghĩ ra phương pháp khử trùng sữa mang tên ông “Pasteurization”, nhằm bảo quản sữa khỏi bị hư và mất phẩm chất.

 

Pasteur cũng chính là người phát hiện ra “tính miễn dịch” trong cơ thể cừu và bò nếu ta chủng ngừa chúng bằng những vi khuẩn Anthrax bị làm yếu đi nhằm bảo vệ chúng khỏi bệnh dịch. Ông sáng lập Viện Pasteur ở Paris và chữa lành bệnh dại do siêu vi gây ra từ năm 1888.

 

Từ Pasteur cho đến nay khoa vi trùng học đã đi những bước nhảy vọt, để đến nay chúng ta mới có một quan niệm bao quát hay tổng thể về hệ thống sinh thái của con người.

 

Như vậy một sự sinh hoạt bình thường của con người không thể tách rời những thành tố của cơ thể gồm 10 tài tế bào (trillions), trong đó có 23,000 di thể (genes), 100 tài vi khuẩn gồm hàng trăm chủng loại theo đó có di thể 3m không hiện diện trong cơ thể con người (non human genes).

Vì vậy nhà bác học Robespierres (không phải là nhà cách mạng khát máu Pháp) tin tưởng rằng chúng ta cũng phải đếm những di thể này, bởi vì con người không phải là những cơ thể đơn độc mà là những siêu cơ thể (super organisms) được cấu tạo thành bởi những cơ thể rất nhỏ hoạt động với nhau (microbiome).

 

Người ta tự hỏi phải chăng nên xem những vi khuẩn và những di thể là bộ phận của cơ thể như quan

niệm cách mạng đòi hỏi?

 

Vậy thì những vi khuẩn hiện diện trong ruột chúng ta cũng không nên coi chúng là “ký sinh trùng” hay “khách trú” (passengers) mà phải dùng chữ “cộng sinh trùng” thì mới đúng nghĩa.

Cơ thể của vi khuẩn (microbiome) có thể sản xuất ra sinh tố chẳng hạn như sinh tố B2, B12 và folic acid.

 

Những vi khuẩn này có thể điều chỉnh xuất lượng của những sinh tố ấy tùy theo nhu cầu đòi hỏi và tùy theo khẩu phần dinh dưỡng. Chúng ta biết rằng lượng folic acid của trẻ em sản xuất ra cao hơn người lớn.

 

Cơ thể của vi khuẩn còn kiểm soát sức khỏe của sinh vật chủ khi chúng giúp chống lại những tấn công gây tác hại. Ví dụ khi có một vi khuẩn lạ xâm nhập cơ thể chúng ta gây ra tiêu chảy, thì vi khuẩn ấy là kẻ địch của sinh vật chủ lẫn vi khuẩn cộng sinh.

 

Do đó hai yếu tố này trở thành đồng minh cùng chiến đấu chống địch quân.

 

Những nghiên cứu mới nhất của khoa học hiện đại lại cho thấy rằng con người là một siêu cơ thể, hai yếu tố kể trên không phải là hai đồng minh mà trái lại cùng là “con dân một nước để chống ngoại xâm”.

 

Sự liên hệ ấy có thể trông thấy được khi có sự bất ổn. Một khi cơ thể vi khuẩn bị rối loạn thì sẽ sinh ra nhiều vấn đề như mập phì, trái ngược với sự suy dinh dưỡng, tiểu đường (loại 1 và loại 2), thấp khớp, bệnh tim, đa xơ, suyễn, eijema, bệnh gan, bệnh đường ruột, ung thư ruột, bệnh tự kỷ (autism).

 

Những chi tiết của cơ chế đang còn trong vòng bí mật, thế nhưng trong vài trường hợp cho thấy rằng dường như vi trùng đã hình thành những phân tử có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của tế bào con người. Nếu có dấu hiện bất ổn thì bệnh tật sẽ là hậu quả.

 

Điều nhận thức này là một cuộc cách mạng trong y học, bởi vì lâu nay các bác sĩ đã đi tìm nguyên nhân bệnh tật ở đâu đâu, không đúng chỗ.

 

Lại nữa nếu giả thiết rằng cơ thể vi trùng (microbiome) gây ra bệnh tật thì cách giải quyết là hóa giải nguyên nhân ấy. Những công ty sản xuất sữa chua (yogurt) đã từng nêu ra phương thức giải quyết với sản phẩm của họ từ hàng chục năm qua.

 

Trên liên mạng chúng ta đọc được mẫu tin về những mẹo vặt, tuy nhỏ nhặt nhưng tầm ảnh hưởng lại lớn mạnh. Mẹo ấy bày cách cho các bà các ông bị bệnh “hôi miệng” mà không có cách gì để điều trị. Bệnh này do một loại vi khuẩn gan lì với kháng sinh. Do đó nếu chịu khó ăn yogurt thì những vi khuẩn trong loại sữa chua sẽ trung hòa được những vi khuẩn gây bệnh. Thật là đơn giản.

Bệnh rối loạn đường ruột cũng vậy, người ta dùng một loại tiền kháng sinh (probiotics) gồm có một hỗn hợp với nhiều loại vi khuẩn thường hiện diện trong yogurt để cho bệnh nhân ăn thì thấy hiệu quả ngay.

 

Vậy mà sử dụng probiotic cho người lành mạnh thì không thấy rõ hiệu quả.

Một số bác sĩ đã áp dụng nguyên tắc cơ bản nêu trên với loại vi khuẩn clostridium difficile. Vi khuẩn này có thể gây tử vong với triệu chứng sình bụng. Sự điều trị bằng kháng sinh nhằm hủy diệt vi khuẩn lại gây ra tai họa tại bệnh viện. Bệnh này gây tử vong khoảng 14,000 người trong một năm tại Mỹ.

 

Những thử nghiệm trị liệu đã thành công với phương thức bơm nước vào ruột (enema) có hòa với phân người lành mạnh. Đấy thật sự là một cuộc “ghép phân” (stool transplants) và đã thành công và người ta nhận thấy dễ hành động với vi khuẩn hơn là với tế bào của con người. Thật vậy đối với một siêu cơ thể như con người thì sự việc ghép một vi khuẩn nhanh chóng và dễ dàng hơn là ghép tim và thận.

 

Qua những sự việc nêu trên, người ta thấy rằng có hai phạm vi đầy hứa hẹn!

 

– Thứ nhất là phạm vi phức tạp với những kháng sinh được kỹ nghệ dược phẩm sản xuất để diệt trừ lây nhiễm, hủy diệt vi khuẩn. Trong tương lai sẽ có quan điểm hòa hoãn hơn. Các bác sĩ sẽ sử dụng những hỗn hợp vi khuẩn còn sống, vi khuẩn tốt sẽ lan tràn lấn lướt những vi khuẩn xấu.

 

– Thứ hai là phạm vi di truyền học có thể phải đổi thay nhận thức. Có nhiều bệnh tật theo đó những microbiome (cơ thể vi khuẩn) gây ra tai hại cho cả một gia đình. Chẳng hạn như bệnh tim, được giải thích phần nào với di truyền của di thể. Tuy vậy đối với bệnh tự kỷ (autism) thì khoa di truyền học chưa tìm ra nguyên nhân. Có thể rằng các nhà di truyền học đã hướng sự tìm tòi với những di thể không gây di hại trong số 23,000 di thể thay vì tìm di thể 3m có thể di truyền. Có thể rằng bà mẹ khi mang thai đã nhiễm phải di thể 3m chăng?

 

Vấn đề được mở ra rộng lớn và phức tạp với cuộc cách mạng về cơ thể vi trùng (microbiome revolution).

 

Bác sĩ và các nhà sinh học ngày nay phải thật sự nghĩ rằng con người là một siêu-cơ thể (super organism) sinh hoạt trong một hệ thống sinh thái phức tạp, có những yếu tố gây bệnh tương tác đa dạng ảnh hưởng lẫn nhau.

 

Bệnh di truyền thường rất khó trị liệu hay là nan y.

 

Thế nhưng cơ thể vi trùng thì lại dễ dùng thuốc để thay đổi hơn là những tế bào của con người với những di thể của nó. Ta có thể dùng kháng sinh hay “ghép vi khuẩn” để làm thay đổi microbiome và đấy là quan điểm cách mạng của sự trị liệu.

 

(TVTS  1380  – 5.9.2012)