Nghi vấn về tính hợp hiến của đạo luật mới chống ngoại quốc can thiệp

03 Tháng 7, 2018 | Tin nước Úc
Hình minh họa. Photo Courtesy: Reuters

Một nhóm nghiên cứu về luật pháp Úc cùng với một Thượng nghị sĩ đảng Xanh trong việc tiên đoán các cải tổ mang tính chất lịch sử trong luật lệ về gián điệp và chống ngoại quốc có thể bị thất bại nếu bị tranh tụng trước Toà án Tối cao.

Thượng nghị sĩ Nick McKim dẫn đâôu cho đảng Xanh chống lại các thay đổi trong luật lệ về an ninh quốc gia vốn đã được quốc hội thông qua vào tối thứ năm tuần rồi.

Đã có những âm mưu khác nhau của các gián điệp ngoại quốc nhằm ảnh hưởng đến các chính trị gia và truyền thông Úc, hiện gặp các chế tài nghiêm khắc theo luật lệ mới để chống lại việc can thiệp chưa từng có vào nền dân chủ của nước Úc.

Luật lệ chống gián điệp nghiêm khắc hơn được đề ra nhăm ngăn tránh các thế lực ngoại quốc can thiệp vào các cuộc bầu cử và các quyết định chính trị ở Úc, đã được thông qua tại Quốc hội với sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Việc nầy diễn ra nhằm đáp ứng với các cảnh cáo của giới tình báo, mà các nước hiện tìm cách tiếp cận các tin tức mật về các Liên Minh trên toàn cầu và hệ thống năng lượng, kinh tế và quân sự của Úc.

Dân biểu đảng Tự do Andrew Hastie cho biết, nước Úc không thể bác bỏ các quan ngại về việc ngoại quốc tìm cách can thiệp vào Úc.

Ông cho đài ABC biết rằng, luật mới cũng sẽ bảo vệ các nhóm sắc tộc.

“Các đề nghị chúng tôi nhận được từ một số nhóm là những người gốc Hoa cảm thấy bị áp lực, cưỡng bách, hay những cách thức khác mà họ cảm thất có sức ép để theo đúng đường lối của Bắc kinh”.

“Và những gì mà luật lệ việc chống xâm nhập của ngoại quốc thực sự là bảo vệ những người đó bằng cách xem đó là một vi phạm khi cản trở quyền tự do dân chủ của một số người nào”.

“Nó cũng bảo vệ nước Úc thế nhưng đặc biệt là người Úc gốc Hoa, vốn lo lắng về một thế lực ngoại quốc tìm các gây ảnh hưởng lên họ tại Úc”, Andrew Hastie.

Luật lệ về an ninh quốc gia nhắm vào việc ngăn cản ngoại quốc gây ảnh hưởng đối với các chính trị gia, giới truyền thông, các nhóm sắc tộc và người tổ chức xã hội dân sự tại Úc.

Tội gián điệp, phản quốc hay các vi phạm khác sẽ được nới rộng, trong khi việc hoạt động cho một quốc gia khác nhằm ảnh hưởng đến nền dân chủ Úc sẽ bị xem là tội hình sự, với hình phạt lên đến 20 năm tù.

Cũng có việc đăng ký cho những người hành động nhân danh các thế lực ngoại quốc và việc đăng ký song hành cho các dân biểu hành động nhân danh các chính phủ ngoại quốc.

Chính phủ liên bang được sự ủng hộ lưỡng đảng với đạo luật nầy, sau khi chấp nhận hàng chục việc sửa đổi do các Ủy ban Quốc hội đề nghị.

Thế nhưng đảng Xanh chống lại dự luật nói trên, khi tranh luận rằng dự luật xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền phản đối và công việc của các tổ chức phi chính phủ.

Thượng nghị sĩ đảng Xanh Nick McKim cảnh cáo rằng những người biểu tình, ký giả và cá thành viên của những tổ chức phi chính phủ có thể đối diện với các bản án tù dài hạn, do kết quả của các thay đổi.

“Đạo luật nầy sẽ giới hạn quyền tự do phát biểu, nó sẽ có một hậu quả dễ sợ đối với tự do báo chí và các hành động dân chủ tại nước nầy”.

Thượng nghị sĩ McKim nói rằng có lúc, nó sẽ đặt các ký giả và các hãng thông tấn vào một tình trạng khó khăn.

“Nó sẽ làm nản lòng các ký giả trong việc đăng các câu chuyện rõ ràng là nhằm quyền lợi công chúng bởi vì họ quá sợ bị truy tố và có thể bị tù hàng năm, hàng chục năm hay cả đời trong tù”.

Còn chính phủ tin rằng, rất tin tưởng về đạo luật nầy là hợp hiến, thế nhưng Thượng nghị sĩ McKim cho biết đạo luật có thể vi phạm các quyền tự do về thông tin.

“Tôi có thể phỏng đoán một cách khá chắc chắn là nếu luật nầy bị đưa ra trước Tòa án tối cao, thì nó sẽ bị tìm thấy là vi hiến”.

Chủ tịch Hội Luật sư Úc Tranh đấu cho Nhân quyền là bà Kerry Weste cho biết, tổ chức của bà đồng ý với Thượng nghị sĩ McKim.

“Vâng Hội Luật sư Úc tranh đấu cho Nhân quyền đã rất quan ngại về luật lệ nầy một cách vô lý và không tương xứng với những vi phạm về quyền hạn trong Hiến Pháp đối với tự do thông tin tại Úc”.

“Chúng sẽ ảnh hưởng đến cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự, doanh nhân và ký giả, thế nhưng không ảnh hưởng đến các chính trị gia vốn đã được bảo vệ với quyền đặc miễn”, Kerry Weste.

Bà nói rằng, một trong những vấn đề then chốt là thử nghiệm đạo luật trước Tòa án tối cao, trong đó một số người phải chuẩn bị chấp nhận nhiều rủi ro.

“Tại Úc, không thể lấy một vụ có tính cách giả thiết để trình lên Tòa án tối cao”.

“Để giúp luật lệ nầy được tranh tụng trước tòa, sẽ có nhu cầu về việc vi phạm”.

“Một số người cần phải ở trong hoàn cảnh có thể bị án đến 20 năm tù, để thử nghiệm tính cách hợp hiến của luật lệ nầy”, Kerry Weste.

Các vi phạm liên quan đến gián điệp, việc can thiệp của ngoại quốc, việc phá hoại hay phản quốc sẽ có hiệu lực vào ngày sau khi Tổng toàn quyền phê chuẩn dự luật.

Theo SBS Tiếng Việt