Nhân công gốc Việt tố hãng chế biến thực phẩm về việc bị bắt nạt

09 Tháng 10, 2012 | Tin nước Úc




 


 









Các nhân viên của Glendal Foods từ trái: Hiep Nguyen, Nuong Nguyen, Quyen Le, Lieu Phan và Huong Vu. Photo courtesy: Wayne Taylor, source: The Age



 


 


Gần một nửa các công nhân của một hãng chế biến thực phẩm ở Brunswick đã công khai lên tiếng về những điều mà họ cho là sự bắt nạt quá đáng. Theo báo The Age phát hành hôm Thứ Hai đầu tuần, 18 trong tổng số 38 công nhân của hãng Glendal Foods tố cáo chủ nhân của họ đã để cho nạn bắt nạt xảy ra  mặc dù các công nhân đã nhiều lần phàn nàn và đã có lần có sự dính dáng của một giới chức nghiệp đoàn.


 


Theo sự tố cáo của 18 người này sở dĩ họ phải công khai vụ này vì họ hy vọng hoàn cảnh của họ sẽ khá hơn. Các nhân công nói ban quản trị của nhà máy đã để cho các nhân viên cao cấp:


 


– Thường xuyên hét vào mặc họ và có những phê bình mang tính dục và cá nhân.


 


– Nói các công nhân cần báo 48 tiếng đồng hồ trước khi nghỉ bệnh.


 


– Yêu cầu công nhân làm việc phụ trội bất cứ ngày nào mà không cần báo trước.


 


– Nói các công nhân phù động trở thành toàn thời phải “ăn mừng” bằng cách mua bữa ăn trưa cho toàn thể các công nhân.


 


– Cấm liên lạc với chủ nhân công ty.


 


– Đôi lúc giữ lương của công nhân lại đến 8 tuần lễ.


 


Công ty Glendal Foods chuyên cung cấp thực phẩm cho các công ty như Qantas, Ikea, Costco và nhiều công ty nổi tiếng khác. The báo The Age, Qantas xác nhận Glendal Foods là một trong những công ty có cung cấp thực phẩm cho họ nhưng từ chối bình luận thêm.


 


Glendal Foods do ông Chandra Kanodia làm chủ, ông này là một đầu bếp đã từng mở nhà hàng Phantom India trên đường Swanston Street ở Carlton vào thập niên 1970.


 


Theo báo The Age, một trong những cáo buộc trầm trọng nhất là cáo buộc bà Van Pham, một giám thị của công ty, đã thành công trong việc ép công nhân trả bằng tiền mặt cho bà số tiền 10% trả ngược lại (backpay) cho họ trong tháng Bảy sau khi họ ký hợp đồng mới.


 


Các công nhân nói ông Kanodia biết những chuyện bắt nạt nhưng không thèm để ý tới.


 


Vào Thứ Sáu tuần qua, bà Van Pham từ chối bình luận về các cáo buộc nhưng theo báo The Age, bà nói các công nhân có cắt xén cho bà  một phần tiền trả ngược lại như là món quà và nói: “Họ rất vui vẻ để làm như thế”.


 


Sau khi có sự can thiệp của công đoàn, bà Van Pham đã tự nguyện trả lại số tiền đó.


 


Một công nhân, bà Hiep Nguyen nói bà là người mới đến Úc một cách hợp pháp, bà làm việc, đóng thuế và cố gắng trở thành công dân tốt nhưng không phải vì tiếng Anh của bà kém, bà không biết luật lệ ở đây mà một người sống ở đây lâu hơn làm cho cuộc sống của bà trở nên khó khăn, là điều không công bằng.


 

Sự việc này xảy ra sau khi chính phủ của ông Ted Baillieu năm ngoái đã thông qua đạo luật nhằm ngăn chặn nạn bắt nạt ở chỗ làm việc, nhưng đảng đối lập nói chính phủ chưa làm đủ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong xã hội.