< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Nhà báo James Foley tác nghiệp tại Syria. Photo Courtesy: Newsweek |
Vụ nhà báo Mỹ James Foley bị Nhà nước Hồi giáo IS hành quyết bằng cách chặt đầu, cả thế giới đều bàng hoàng và lên án trước hành động tàn ác của tổ chức này trong khi đó chính quyền Washington đã liệt tổ chức này vào danh sách tổ chức nguy hiểm nhất cho chính quyền nước này.
Tiền thân của IS chỉ mới thành lập từ năm 2013 nhưng tổ chức này đã nhanh chóng trở thành một trong những tổ chức khủng bố cực đoan nguy hiểm nhất, không kém gì mạng lưới al-Qaeda.
Ban đầu tổ chức này mang tên Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL), một nhánh của al-Qaeda ở Iraq, được thành lập vào tháng 4.2013. sau đó nhóm này tách khỏi al-Qaedda và đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo từ tháng 6.2014. Sau khi chính thức hoạt động riêng rẽ, nhóm này đã trở thành một tổ chức cực đoan chuyên đối đầu với chính phủ ở Syria và Iraq.
Người đứng đầu của tổ chức này là Abu Bakr al-Baghdadi (43 tuổi), ngụ ở phía bắc thủ đô Baghdad, Iraq. Kể từ khi lên làm lãnh đạo của IS, tung tích của al-Baghdadi luôn là một sự bí ẩn và hầu như ít khi xuất hiện công khai.
Một điều đáng chú ý nữa là ngày càng có nhiều những phần tử quá khích tham gia vào tổ chức này. Theo Cơ quan quan sát nhân quyền Syria gần đây tuyên bố, chỉ riêng trong tháng 6, IS đã tuyển dụng được thêm 6300 tay súng mới, trong đó 80% là người Syria và số còn lại là người nước ngoài.
Vào hôm 21.8, khi phát biểu về vấn đề nhà, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhận định IS hơn hẳn một nhóm khủng bố thông thường, với sức mạnh và chiến lược tinh vi, và tài chính dồi dào “hơn hẳn bất kỳ thứ gì chúng ta từng chứng kiến trước đây”.
Ông Hagel cũng nhận định những cuộc không kích của Mỹ chỉ giúp ngăn chặn sự bành trướng của tổ chức này ở Iraq, nhưng các tay súng IS sẽ không ngừng lại.
Trong khi đó Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ nhấn mạnh IS không thể bị đánh bại nếu không tấn công vào sào huyệt của tổ chức này ở Syria.
Không chỉ dùng lại ở những nước Trung Đông, mà mối lo ngại đối với Nhà nước Hồi giáo IS còn lan rộng qua khu vực Đông Nam Á khi có nhiều nguồn tin nhận định nhóm này đang tiến hành âm mưu “thánh chiến” ở khu tự tri Tân Cương, Trung Quốc, với mục đích mở rộng mạng lưới tổ chức cực đoan này.
Các chuyên gia chống khủng bố, Cảnh sát ở Mã Lai và Indonesia lên tiếng cảnh báo về những phần tử khủng bố theo IS đang âm mưu tiến hành các vụ tấn công ở hai nước này nhằm lật đổ chính quyền, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 11.8.
Tổng hợp