![]() |
Cảnh sát chống bạo động và lực lượng Vệ binh Quốc gia án ngữ trên đường phố trước giờ giới nghiêm Ảnh: EPA |
< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Làn sóng biểu tình tiếp tục diễn ra rầm rộ tại Mỹ, riêng ở thành phố Baltimore hơn 3,000 cảnh sát và vệ binh được huy động để trấn áp biểu tình.
Vào hôm 29.4 hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều thành phố Mỹ để phản đối cái chết của một thanh niên da màu 25 tuổi trong lúc bị cảnh sát giam giữ tại TP Baltimore. Không chỉ vậy, làn sóng biểu tình còn lan rộng ra nhiều thành phố lớn trên toàn nước Mỹ thu hút hàng nghìn người tham gia.
Phần lớn cuộc biểu tình kêu gọi cảnh sát chấm dứt hành động bạo lực nhằm vào người da màu diễn ra trong hòa bình. Tuy nhiên, vẫn có một số người bị bắt giữ vì có hành động quá khích, trong đó có khoảng 16 người ở TP Baltimore và hàng chục người khác ở TP Nữu Ước.
Ngay trước khi lệnh giới nghiêm bắt đầu vào lúc 10h đêm, hàng nghìn người dân Baltimore tiếp tục đổ xuống đường đòi công lý và cải tổ cách hành xử của bộ máy cảnh sát tại thành phố này.
Theo các thông tin ban đầu, mặt dù hầu hết đều là biểu tình hòa bình những đã có hơn 60 người tại Nữu Ước và hàng chục người tại các thành phố khác bị cảnh sát bắt giữ. Khoảng 3,000 cảnh sát và vệ binh quốc gia đã được triển khai tại Baltimore nhằm duy trì trật tự và thực thi lệnh giới nghiêm.
Nhiều người tham gia biểu tình cho rằng phản đối hòa bình là một cách để thể hiện một Baltimore hoàn toàn khác.
Đây được xem là đợt biểu tình biến thành bạo động mới nhất liên quan đến người da màu sau các vụ biểu tình tại thành phố Ferguson hồi cuối năm ngoái. Tính đến nay đã có ít nhất 15 tòa nhà, 144
phương tiện bị đốt cháy, 20 cảnh sát bị thương và khoảng 250 người bị bắt giữ. Mặc dù mức độ thiệt hại và nghiêm trọng chưa quá lớn, nhưng xu hướng lan rộng của làn sóng biểu tình xuất phát từ Baltimore khiến nguy cơ bùng phát bạo lực có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, tại TP Boston, hàng trăm nhà hoạt động đã tuần hành ủng hộ các cuộc biểu tình ở Baltimore. Đám đông hô vang khẩu hiệu: “Không công lý, không hòa bình, không có cảnh sát phân biệt chủng tộc”. Những người này còn mang theo biểu ngữ như “Boston sẽ ở bên cạnh Baltimore”.
Vụ bạo động Baltimore hiện nay và gần đây nhất là Ferguson cho thấy nước Mỹ một lần nữa phải đối mặt với việc tìm kiếm một giải pháp tháo gỡ phân biệt đối xử, không chỉ gây ra bạo lực, phá hoại, bất ổn mà còn cả sự mất tin tưởng trong các cộng đồng người da màu.
Tổng hợp