Các quan chức của khối EU họp mặt sau
khi Anh chọn rời EU. Photo Courtesy: Reuters
Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 24.6, giới lãnh đạo EU nhấn mạnh “sẽ hiệu lực hóa quyết định (ra đi) của người dân Anh càng sớm càng tốt dù có đau đớn thế nào” và “không có chuyện đàm phán lại”.
Tiếp đó, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết các luật sư EU đang xem xét tăng tốc việc thực thi Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon nhằm “tiễn” Anh ra khỏi liên minh trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu về vấn đề trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ “sự tiếc nuối lớn” về quyết định của Anh nhưng bà kêu gọi EU không nên đưa ra “kết luận nhanh chóng và đơn giản” có thể tạo ra sự chia rẽ mới và sâu sắc hơn.
Một người Anh cầm cờ EU sau cuộc trưng cầu dân ý. Photo Courtesy: Reuters
Theo hãng Reuters dẫn lời một quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết, vào ngày 29.6 tới, lãnh đạo 27 nước thuộc EU sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên bàn về cách thức đối phó với việc Anh rời EU (Brexit) sau khi Thủ tướng Anh David Cameron rời hội nghị này.
Vào ngày 28.6, ông Cameron dự kiến tham dự ngày đầu tiên của hội nghị dự kiến kéo dài 2 ngày để thông báo với 27 nước còn lại kết quả cuộc trưng cầu dân ý của Anh về khả năng rời EU.
Sau đó, Thủ tướng Anh sẽ trở về London và các nhà lãnh đạo EU ngày 29.6 sẽ thảo luận về Brexit trong một khuôn khổ sẽ trở thành chính quy.
Tuy nhiên, có một thực trạng đang diễn ra khiến nhiều người phải hối tiếc đó là khi kết quả được công bố người Anh mới bắt đầu mê man tìm tòi “EU là gì?.
Theo Washington Post dẫn báo cáo của Google cho biết, khoảng 8 giờ sau khi kết thúc cuộc trưng cầu dân ý, các cụm từ khoá “điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rời EU” được tìm kiếm nhiều gấp ba lần.
Không chỉ mơ hồ về điều gì sẽ xảy ra nếu họ ra khỏi EU, nhiều người dường như còn không biết EU là gì.
Google Trends báo cáo hôm 24.6 cho biết: ‘EU là gì?’ là câu được hỏi nhiều thứ hai ở Anh về EU, kể từ khi kết quả trưng cầu dân ý chính thức được công bố”,
Tổng hợp