< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Mỹ sẽ tăng mạnh hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương trong 5 năm tới. Photo Courtesy: AP |
Washington quyết định điều đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương trên 1,200 lính đặc nhiệm cùng với những khí tài quân sự tối tân, một hành động được coi để kiềm chế Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ tại khu vực.
Vào hôm 21.6, một trang tin Đài Loan dẫn nguồn từ mạng quân sự của Trung Quốc Sina Military Network cho hay trong chuyến thăm 10 ngày tới khu vực và tham dự hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nói đến việc Lầu Năm Góc quyết định điều thêm 1,200 lính đặc nhiệm đến khu vực châu Á.
Trong đó ông Carter còn tái khẳng định tầm quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương với các lợi ích của Mỹ. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng khẳng định quyết tâm tạo bầu không khí tin cậy trong khu vực, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp chủ quyền và đảm bảo sự ổn định an toàn.
Cũng nên biết rằng cuối tháng 4, ông Carter đã có bài phát biểu tại Đại học Stanford (Mỹ), qua đó ông nói hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng Lầu Năm Góc cần duy trì sự hiện diện của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, tái đảm bảo với nhiều nước trong khu vực về vai trò duy trì hòa bình khu vực của Mỹ trong vòng hơn 70 năm qua.
Trang mạng Sina còn bình luận rằng, với hành động điều thêm binh lần này đã cho thấy Mỹ đã coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình trong khu vực bất chấp thực tế là Hoa Kỳ cũng đang theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc và coi đó là một trong những lợi ích chung mà hai nước này cần nhau.
Vì vậy, Washington cần chuẩn bị để giải quyết các cản trở trong quan hệ giữa hai nước thông qua các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, quân đội của Hoa Kỳ cũng thể hiện sự sẵn sàng để đối phó với một cuộc xung đột bất ngờ với Trung Quốc.
Hiện Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ nắm trong tay một lực lượng gồm cả hải, lục, không quân, lính thủy đánh bộ và đặc nhiệm. Trong đó bộ binh có quân số hơn 106,000 người, được trang bị trên 300 chiến đấu cơ và trực thăng, đồn trú tại Hawaii, Alaska, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Không quân có khoảng 29,000 quân nhân, cùng hơn 300 chiến đấu cơ đóng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska và Hawaii. Còn Hải quân thì có Hạm đội Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3, đặc trách từ bờ biển phía Tây nước Mỹ tới Đường đổi ngày quốc tế. Hạm đội 5 bao phủ vùng biển từ Vịnh Ba Tư tới Tây Ấn Độ Dương, còn Hạm đội 7 đóng đại bản doanh tại Nhật, phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tổng quân số của Hạm đội Thái Bình Dương là hơn 140,000 người.
Trong khi đó, khoảng 2/3 quân số lính thủy đánh bộ Mỹ, tương đương 85,000 người, đang có mặt tại châu Á Thái Bình Dương, và hơn 1,200 binh sỹ đặc nhiệm phân bổ rải rác trong khu vực.
Cũng theo Sina thì một cuộc xung đột lớn trong khu vực không phải không có khả năng xảy ra, khi hơn một nửa các xung đột quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương kể từ giữa thế kỷ 20 tới nay, cũng như hơn 80% các vụ xung đột 20 năm gần đây, có liên quan tới Trung Quốc.
Tổng hợp