< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Mỹ và Mã Lai được cho đang đàm phán để chống lại Trung Quốc ở biển Đông. Photo Courtesy: Reuters |
Mỹ đang tiến hành thỏa luận với Kuala Lumpur về việc cho phép Washington đáp máy bay do thám để tuần tra biển Đông, nhằm chống lại sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
TTTT heo 2 quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, trong những tháng gần đây, tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng biển của Mã Lai. Các cuộc đàm phán giữa Kuala Lumpur và Washington cũng nhân đó được tăng cường.
Phía Mỹ yêu cầu chính quyền Thủ tướng Najib Razak cho phép máy bay do thám P-8 Poseidon và P-3 Orion của Hải quân Mỹ cất cánh từ các sân bay của Mã Lai để tuần tra biển Đông, nơi Bắc Kinh đang tăng tốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép.
Địa điểm cụ thể Mỹ muốn sử dụng là đảo Labuan, ngoài khơi bờ biển bang Sabah nằm trên hòn đảo Borneo. Nơi này gần khu vực Trung Quốc đang cải tạo đất phi pháp hơn so với các căn cứ Mỹ đang sử dụng, chẳng hạn như căn cứ không quân Clark ở Phi Luật Tân.
Phái đoàn Washington gồm có các quan chức thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ và trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương David Shear. Các cuộc đàm phán được tăng cường trong bối cảnh tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm khu vực phía Nam biển Đông, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia đầu năm nay.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin nói trên, còn Đại sứ quán Mã Lai tại Washington cũng không nói gì. Hiện hai chính phủ vẫn chưa đạt thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên, đây được xem là nỗ lực của Kuala Lumpur nhằm chống lại sức ép quân sự từ Bắc Kinh.
Ông Ernest Bower, chủ tịch bộ phận Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định Chính phủ Mã Lai rất thận trọng trong việc tiết lộ bất kỳ sự hợp tác quân sự nào với Mỹ.
Mùa thu năm ngoái, Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu các chiến dịch của Hải quân Mỹ, cho biết Mã Lai lúc đó chấp thuận để máy bay P-8 Poseidon của Mỹ xuất kích từ phía Đông nước này. Lầu Năm Góc và chính phủ Mã Lai sau đó phủ nhận không có thỏa thuận như vậy.
Hiện tại, Washingotn chuẩn bị hoàn tất kế hoạch cho Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á trong 5 năm tới, với tổng vốn đầu tư trị giá 425 triệu Mỹ kim. Một phần kinh phí sẽ được trích ra để tài trợ các bài tập huấn luyện và chia sẻ thông tin với Kuala Lumpur.
Ông Michael Auslin, một học giả châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng vị thế của Thủ tướng Malaysia Najib Razak bây giờ khiến ông khó có thể theo đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Ông Najib đang bị cáo buộc tham nhũng hàng trăm triệu Mỹ kim từ Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
Trong lúc này, Mã Lai vẫn phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của mình. Quân đội Trung Quốc hồi tuần trước tuyên bố 2 nước sẽ sớm tổ chức cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất từ trước đến nay.
Theo NLĐ