Rồi cả nước sẽ đua nhau học tập làm việc sau 12 giờ khuya như  6 liệt sĩ ở Đắk Lắk?

05 Tháng 7, 2023 | Tin Việt Nam
Thiếu tướng Đinh Văn Nơi thắp nén nhang tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong vụ tấn công tại Đắk Lắk. Ảnh: Uy Nguyễn/ Dân Trí

(Dân Trí) – Ngày 4/7, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cùng đoàn lực lượng vũ trang tỉnh này đã đến thăm hỏi gia đình liệt sĩ hy sinh trong vụ tấn công ở Đắk Lắk.

Tại gia đình các liệt sĩ, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cùng đoàn công tác đã thắp nén nhang tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ của các cán bộ, chiến sĩ.

Đó là Thiếu tá Hoàng Trung (cán bộ Công an xã Ea Ktur); Đại úy Nguyễn Đăng Nhân (cán bộ Công an xã Ea Ktur), Thiếu tá Trần Quốc Thắng (cán bộ Công an xã Ea Tiêu); Đại úy Hà Tuấn Anh (cán bộ Công an xã Ea Tiêu); liệt sĩ Nguyễn Văn Kiên (Bí thư Đảng ủy xã Ea Ktur) và liệt sĩ Nguyễn Văn Dũng (Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu).

Học tập phấn đấu!

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, sự hy sinh của các liệt sĩ mãi được Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân ghi nhận và biết ơn. Đó cũng là tấm gương để cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh học tập, phấn đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó.

Bên cạnh đó, đoàn lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh đã thăm hỏi, động viên gia đình 2 cán bộ công an xã Ea Ktur bị thương đang điều trị tại bệnh viện: Đại úy Lê Kiên Cường và Thượng úy Đàm Đình Bốp.

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cũng đại diện đoàn trao số tiền 700 triệu đồng cho 6 gia đình liệt sĩ và 2 cán bộ công an bị thương trong vụ các đối tượng nổ súng tấn công 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk vừa qua.

Tô Lâm đến Đinh Văn Nơi, và còn nhiều nữa?

(Dân Trí) – Ngày 29/6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên gia đình các cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ khủng bố tại Đắk Lắk.

Đi cùng đoàn có Thượng tướng Lương Tam Quang (Thứ trưởng Bộ Công an), Thiếu tướng Lê Ngọc Châu (Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) và lãnh đạo địa phương.

Với mong muốn được tri ân, chia sẻ và động viên gia đình các liệt sĩ, Bộ trưởng Tô Lâm đã đại diện trao tặng số tiền 500 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ 2 gia đình Thiếu tá Hoàng Trung và Thiếu tá Trần Quốc Thắng; trao sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng cho thân nhân các liệt sĩ Nguyễn Đăng Nhân và Hà Tuấn Anh; trao 50 triệu đồng cho các gia đình liệt sĩ, được trích từ Quỹ phòng chống tội phạm Trung ương.

Bộ trưởng Bộ Công an đại diện trao quà cho gia đình nạn nhân, Ảnh: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Chú thích: Dân Trí

Huân chương đàn áp nhân dân!

(RFA) – Tương tự như ba cán bộ công an chết cháy bí ẩn trong vụ Đồng Tâm, bốn công an bị bắn chết lúc nửa đêm ở Đắk Lắk cũng được khen thưởng dồn dập, công nhận liệt sĩ, tổ quốc ghi công, thăng cấp, truy tặng huân chương.

Cái chết nào cũng đáng thương, đáng tiếc. Khen thưởng không chỉ  để vinh danh người chết mà còn để động viên người sống. Nhưng tôn vinh quá hớp những cái chết bí hiểm, làm dân đen thắc mắc. Huống hồ chi những cái chết này ít nhiều liên quan đến việc đàn áp người dân bị cướp đất. Phải chăng có một loại huân chương đàn áp nhân dân?

Trong vụ đại án Đồng Tâm trước đây, với chiến công giết chết đảng viên lão thành 60 tuổi đảng Lê Đình Kình, về cái tội bênh vực người dân giữ đất, ba cán bộ công an té giếng chết thiêu đã được tốc hành phong liệt sĩ, gắn huy chương, tổ chức lễ tang đình đám trong vòng vài ba ngày.

Buồn cười hơn, nhà nước còn phát động phong trào học theo tấm gương của ba cán bộ công an té giếng.

Mới đây, vụ bốn cán bộ công an Đắk Lắk bị bắn chết cũng được khen thưởng nhanh với tốc độ vũ trụ. Ngay chiều 11/6, ngày xảy ra vụ việc, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ công an xã, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Thưởng cho “Huân chương bảo vệ tổ quốc”!

Ngày 12.6, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký quyết định cấp bằng “Tổ quốc ghi công” đối với 6 liệt sĩ hy sinh

Không chịu thua kém cấp dưới, nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xét “những hy sinh thầm lặng vì bình yên của nhân dân ở huyện Cư Kuin” (Đắk Lắk) của các liệt sĩ công an, đã ký quyết định truy tặng, trao Huân chương bảo vệ Tổ quốc cho bốn liệt sĩ công an này.

Các liệt sĩ anh hùng này đã hy sinh trong tình huống nào, chống lại giặc thù nào đang xâm lấn tổ quốc? Ít ra cũng phải như Lê Văn Tám lấy thân làm đuốc sống hay Phan Đình Giót lấy thân làm giá súng… Thành tích để khen thưởng phải rõ ràng để thuyết phục, giáo dục nhân dân. Điều quái lạ là những chi tiết quan trọng ấy hoàn toàn mờ mịt.

Báo chí nhà nước đưa lên rồi rút xuống, sau đó đồng loạt thông tin rầm rộ về sự truy bắt, lời khai nhận tội của nghi can. Tin tràn ngập mặt báo liên tục ngày này qua ngày khác, nhưng càng đọc lại càng tức. Giữa cả rừng chữ nghĩa đó, có rất ít thông tin. Diễn tiến, nguyên nhân sự kiện vụ nổ súng làm chết 9 người ở Đắk Lắk rất khó hiểu.

Tụ họp làm việc quá khuya!

Điều khó hiểu là, trong điều kiện bình thường, chính quyền từ trung ương tới địa phương đều làm việc trong giờ hành chính. Nhất là chính quyền cấp xã, chưa hết giờ đã đi nhậu hoặc cắp cặp về nhà. Mắc mớ gì cả chủ tịch, bí thư phải ở lại trụ sở xã đến quá nửa đêm để bị bắn chết?

Công an xã có trụ sở riêng, việc gì nửa đêm phải túm tụm ở trụ sở UBND xã để bị bắn chết, bị thương?

Phải chăng hai xã này đã có thông tin tình báo biết được có âm mưu bạo loạn, cướp chính quyền, xâm phạm đất đai bờ cõi của tổ quốc nên đã họp hành thâu đêm để bàn chiến lược đối phó?

E rằng không phải vậy!

Qua hình ảnh, họ tên các nghi can được báo chí công bố, cho thấy, họ là người dân tộc bản địa, người dân địa phương, chứ không ai xa lạ.

Tại sao nhóm nghi can biết sự tụ họp của quan chức, công an địa phương lúc nửa đêm, mà ra tay hành sự?

Phải chăng đã có sự tranh chấp giữa chính quyền và người dân địa phương âm ỉ chồng chất nhiều ngày, sự dồn nén đến đỉnh điểm mà đôi bên đều không thể kiềm chế? Tranh chấp ấy là gì nếu không phải là đất đai?

(Tổng hợp từ báo Dân Trí, Đài Tự Do Á Châu)