Sau thông cáo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, nhiều người biểu tình đã bị bắt

22 Tháng Tám, 2011 | Tin Việt Nam

 


 









Chị Bùi Minh Hằng (áo đen) cùng những người biểu tình chống TQ sáng 21-08-2011 tại Hà Nội dù bị bắt đưa lên xe buýt vẫn tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc. Courtesy of Danlambao  



 


Sáng Chủ nhật 21-8-2011, bất chấp lệnh cấm biểu tình của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã được loan báo vài ngày trước, nhiều người vẫn tập trung biểu tình phản đối Trung Quốc. Theo tin từ đài RFA cuộc biểu tình bắt đầu vào lúc 8:50 phút nhưng chỉ diễn ra được chừng 5 – 7 phút thì lực lượng an ninh đã ra tay bắt giữ nhiều người, đưa lên be buýt chờ sẵn, chở ra hướng ngoại thành Hà Nội.


 


Và theo tường thuật của giới blogger thì mặc dù đã bị bắt đưa đi, nhưng khi xe chạy từ Bờ Hồ, theo đường Đinh Lễ, vào trước tòa nhà Ngân hàng nhà nước, những người biểu tình vẫn tiếp tục hô to các khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lăng” ,  “Đả đảo Trung Quốc tập trận đe dọa Việt Nam” hoặc “Phản đối bắt những người yêu nước” v.v…


 


Hãng thông tấn AFP trong bản tin gửi đi từ Hà Nội lúc 10 giờ sáng, cho biết đã có ít nhất 15 người biểu tình bị lực lượng an ninh Việt Nam cả sắc phục và thường phục, bắt đưa lên xe buýt chở đi.


 


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói với đài RFA: “Cuộc biểu tình chỉ diễn ra được khoảng độ 15-20 phút thì cảnh sát đã cho những xe ô-tô-buýt đến và cưỡng chế mọi người lên, những hình ảnh đưa lên mà chúng tôi trông thấy thì cho thấy rằng việc cưỡng chế này cũng khá là thô bạo”.


 


Ngay sau khi Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã ra thông báo cấm biểu tình, theo đài BBC, một số trí thức ở VN đã gởi một bản kiến nghị phản đối.


 


Bản kiến nghị lần này được ký tên bởi nhiều tên tuổi trí thức mà những ai theo dõi và quan tâm đến diễn biến biểu tình trong hơn mười tuần lễ qua hẳn không mấy xa lạ.


 


Danh sách dẫn đầu bản kiến nghị cũng như tên người gửi trên bì thư là Tiến sỹ Nguyễn Quang A và nhà văn Nguyên Ngọc. Tiếp theo là những tên tuổi như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Giáo sư Chu Hảo… và cả Nguyễn Chí Đức – người đã bị khiêng lên xe buýt trong một lần biểu tình trước.


 


Bản kiến nghị̀n này tập trung vào việc phản đối thông báo của UBND TP Hạ̀i, nói thông báo này đã cản trở quyền công dân theo điều 69 Hiến pháp 1992.


Trong khi đó trên báo điện tử An Ninh Thủ Đô của Bộ Công An trong mục bạn đọc viết  với đề tài “Đâu phải cứ xuống đường mới là yêu nước”, báo của công an đã cho đăng những ý kiến sau:


“Một vấn đề nóng bỏng khác là tình trạng tụ tập “xuống đường” tự phát dưới danh nghĩa thể hiện lòng yêu nước. Nhân đọc loạt bài về việc nhiều người tụ tập “xuống đường” danh nghĩa là để “thể hiện lòng yêu nước”, nhưng kết cục là bị những nhóm phản động, cơ hội rêu rao chống phá nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội, bạn đọc từ email [email protected] viết: “Tình hình “xuống đường” có vẻ đang đi quá đà”. Cũng liên quan đến bài viết “Cần thể hiện lòng yêu nước đúng cách”, bạn đọc Vũ Quang Vinh (vuquang vinh1980@gmail.  com) nhận xét: “Bài viết phân tích khá sâu sắc. Hãy biết cách yêu nước đúng cách của mình, đừng để tình hình đất nước rối ren thêm. Nếu các bạn có dịp dạo qua những trang web, blog có yếu tố nước ngoài, phản động, sẽ thấy hành động của các bạn đã tác động xấu đến đất nước và bị lợi dụng như thế nào”.


 


“Cùng lúc, bạn đọc Thiên Kim ([email protected]) thẳng thắn: “Thể hiện lòng yêu nước cần phải đúng chỗ. Yêu nước ư? Hãy làm những gì thiết thực. Tôi nghĩ chính quyền có thể tổ chức bàn đóng góp cho Trường Sa ngay tại chỗ mấy người hay biểu tình, thử hỏi họ có dũng cảm “đóng góp” một phần hay toàn bộ tài sản họ có cho Trường Sa không? Hay họ chỉ yêu nước bằng mồm?”. Còn bạn đọc Nguyen Cong Bang ([email protected]) thì khẳng định ngắn gọn: “Thể hiện lòng yêu nước, nhưng không được lồng chuyện cá nhân làm mất ổn định đất nước”.