Hết tượng đài khắp nơi đến cờ giả trên các mái nhà. Một xã hội được cai trị bởi một đảng cướp, gian lận nên họ chỉ dẫn và khuyến khích người dân làm những chuyện giả dối, lừa bịp.
Tóm lược bản tin của BBC:
Nổi bật trong trào lưu “biến mỗi nóc nhà là một lá cờ Tổ quốc” là một số bức ảnh có cảnh những mái nhà phủ kín quốc kỳ ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, sau đó thì người ta phát hiện ra ảnh đã được chỉnh sửa.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lương Xuân Tâm, chủ nhân các bức ảnh đã chỉnh sửa nói trên, cho biết:
“Tôi thấy thời gian qua trào lưu vẽ lá cờ Tổ quốc trên mái nhà được rất nhiều người chia sẻ trên TikTok. Tôi thấy có nhiều người muốn vẽ lá cờ nhưng vì nhà cao, nguy hiểm nên không thể thực hiện.
“Bởi vậy, tôi nảy ra ý tưởng dùng phần mềm Photoshop để tạo nên một bức ảnh đẹp để lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước, chào mừng kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9,” ông Tâm nói với báo Dân trí.
Hình ảnh đã qua chỉnh sửa này sau đó đã được nhiều nhóm và người dùng xã hội chia sẻ lại, chủ yếu với nội dung bày tỏ niềm tự hào, phấn khích lâng lâng khi trên đất nước Việt Nam có một nơi sơn cờ dày đặc như vậy. Nhiều người cổ vũ việc sơn cờ cần được nhân rộng.
Hoa hậu đại dương Đặng Thu Thảo (Facebook Thảo Đặng) chia sẻ lại loạt ảnh với một số ảnh đã chỉnh sửa này với dòng chú thích: “Tự hào Việt Nam ơi!!!!!”
Trang Facebook của VTVcab – Tin tức thuộc Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ với dòng chú thích: “Việt Nam dạo này… Quá tuyệt vời. Yên Định – Thanh Hóa. Ảnh: Lương Xuân Tâm”.
Với cách đăng tải nội dung như vậy, không bất ngờ khi nhiều người tưởng rằng ở Thanh Hóa thực sự có những mái nhà sơn quốc kỳ Việt Nam như vậy.
Dưới bài viết của VTV Cab – Tin tức, tài khoản tên Khương Tuyến bình luận: “Tự hào quê hương Yên Định – Thanh Hóa.” Nhiều người khác viết rằng cũng sẽ sơn mái nhà của họ giống như vậy.
Trả lời báo Thanh Niên, ông Lương Xuân Tâm chia sẻ:
“Tôi vô cùng bất ngờ khi bộ ảnh được quan tâm và chia sẻ nhiều đến như vậy. Khi chia sẻ, nhiều người không ghi rõ ảnh đã được can thiệp photoshop dẫn tới một số phản ứng trái chiều, hiểu lầm.”
Hiện tại, ông Tâm nói đã khóa bộ ảnh này trên trang Facebook cá nhân.
Với việc ông Tâm cho biết ảnh của ông là sản phẩm của Photoshop, câu hỏi đặt ra là liệu những tài khoản chia sẻ lại bức ảnh của ông Tâm tương tự như cách mà VTV Cab đã làm có bị coi là đăng tải thông tin sai sự thật.
Tới cuối buổi chiều ngày 15/8, VTV Cab đã xóa bài viết nói trên mà không có lời giải thích nào.