Nhạc sĩ dương cầm Lê Kim Trang và Luật sư Nguyễn Tân Hải là hai người bạn của tôi và cũng là những người có một số bài viết nhận xét về các ca khúc của tôi đăng trên báo giấy TiVi Tuần-san và trên mạng tvts.com.au trong vòng mười năm qua.
Tôi là một người viết nhạc, đàn hát tài tử -viết và hát khi nào cảm thấy có hứng thú. Từ năm 1976 tôi viết ca khúc đầu tiên Em Là Hoa. Sau hơn mười bài tình ca, thiền ca tôi bắt đầu viết về thân phận con người dưới chế độ cộng sản với bài Chuyện Của Tôi năm 1977, là kinh nghiệm đi làm rẫy trong chiến dịch lùa dân thành phố đi về vùng kinh tế mới của chế độ.
Và từ đó cho đến năm 1979 trên một chục bài mô tả cuộc sống mất tự do, đói khổ do ngăn sông cấm chợ, và ước muốn vượt biên tìm tự do được viết và “hát chui” trong giới bạn bè tin cẩn chống chế độ cộng sản trong đó có một số bài nghĩ và viết thẳng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp (sau này chuyển ngữ sang tiếng Việt).
Năm 1980, đúng vào ngày 30.4 tôi đến đảo KuKu ở Indonesia sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển. Hơn một năm ở trại tị nạn, tôi viết những bài về kinh nghiệm trên biển và một bài nói về nỗi nhớ quê nhà và khát khao một ngày nào đó mang hành trang trở về xây dựng quê hương trong đó có bài Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương được nhà bình luận âm nhạc Hoài Nam, người thực hiện chương trình 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam trên đài SBS Radio Úc Châu nhận xét rằng “về hình thức là ca khúc công phu nhất bởi mỗi đoạn được viết theo một thể điệu khác nhau, là ca khúc nặng tình quê hương nhất”.
Tập nhạc Thân Phận Ca (Let’s Sing for Our Life) song ngữ gồm 20 ca khúc đã được in roneo và phát hành tại trại tị nạn.
Năm 1982 sau khi đã định cư được một năm tại Melbourne, tôi viết thêm một số ca khúc tình tự quê hương như Đường Về Quê, Như Người Việt Nam. Dòng Máu Việt Nam hiện là nhạc hiệu của chương trình YouTube Thời Sự Trong Tuần (tvtsonline.com.au) được tôi viết năm 1984 trên giấy gói bộ thắng xe khi là công nhân đang làm việc trong hãng xe hơi Holden.
Và trong suốt 30 năm bận bịu với việc phát hành tờ TiVi Tuần-san tôi không hát với bạn bè, không sờ tới cây đàn hay viết nhạc cho đến…
Đó là vào đầu tháng 6 năm 2014, tôi viết hai bản nhạc đấu tranh Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông và Đứng Dậy Dân Ta Ơi đưa lên mạng cùng hòa với khí thế yêu nước của người dân trong nước đứng lên chống Tàu Cộng xâm chiếm biển Việt Nam và cũng là ước mong người dân Việt Nam đứng lên để thay đổi chế độ như Cách Mạng Mùa Xuân ở Á Rập.
Từ đó, tôi có hứng thú viết khoảng 10 bản nhạc trong đó ba bài tựa đều có chữ Đời: Mùa Thu Cuộc Đời, Trăm Năm Một Đời, và Đời Cho Ta là ca khúc được viết cuối cùng vào năm 2016.
Tôi có thói quen khi có hứng viết một tuần vài bài và có khi vài năm hay vài chục năm chẳng viết bài nào. Vì vậy trong năm 2024 này, nhìn lại 40 năm viết nhạc (1976-2016) với 43 sáng tác đủ thể điệu, chủ đề khác nhau, tôi cảm thấy ngoài thu âm với những ca sĩ, hòa âm trong phòng thu âm chuyên nghiệp đã đưa lên YouTube, tôi nghĩ mình cần giới thiệu trực tiếp với khán thính giả những ca khúc do chính mình đàn và hát, dù không chuyên nghiệp.
Đầu tháng 12 này, tôi có ý nghĩ sau khi đã làm một chương trình với 3 ca khúc về thiền (Thiền Sư Xuống Núi, Của Hồi Môn và Thiền Sư Lên Núi) vào đầu tháng 6, tôi muốn giới thiệu 3 ca khúc viết về cuộc đời, về kiếp nhân sinh (Trăm Năm Một Đời, Mùa Thu Cuộc Đời và Đời Cho Ta) với khán thính giả bốn phương và tôi đã tìm được một người để giới thiệu, đó là một nhạc sĩ dương cầm có sự hiểu biết về triết học để có thể lột tả được ý nghĩa của bài hát. Kim Trang chuyên về toán và IT.
Dù chưa bao giờ giới thiệu nhạc trước ống kính thu hình, Kim Trang nhận lời, với lý do như cô sẽ nói trong video.
Tôi nói với Kim Trang cô muốn nói, giải thích tùy ý cô, vì nghe một ca khúc, mỗi người có thể có một nhận xét riêng. Nếu bất ngờ hỏi tôi, cũng không sao.
Để cho không khí chương trình nhạc nó thư giãn hơn, tôi đã nhờ anh bạn lâu năm Nguyễn Tân Hải, đã nghe nhạc tôi thời kỳ còn ở trại tị nạn Galang, giới thiệu 3 bản tình ca của tôi gồm Em Là Hoa, Mưa Đầu Mùa và Nhớ Nhớ Thương Thương.
Khán giả trong phòng thu hình là vài người bạn. Chương trình dài khoảng một tiếng. Tôi cảm thấy hài lòng với những lời giới thiệu dù tôi không biết trước họ sẽ nói gì, hỏi gì. Thêm một lời cám ơn Lê Kim Trang và Nguyễn Tân Hải.
Mời bạn đọc lên mạng, xem chương trình dòng nhạc tình đời và tình người trong chương trình Thời Sự Trong Tuần ngày Thứ Tư, 25/12/2024 tvtsonline.com.au.
Chương trình Thời Sự Trong Tuần và báo điện tử www.etvts.com.au sẽ nghỉ lễ Giáng Sinh và Năm Mới trong 2 tuần lễ, và sẽ trở lại vào ngày 15/1/2025. Báo điện tử www.etvts.com.au cũng nghỉ holiday như vậy. Vì thế báo điện tử số 2015 sẽ nằm trên mạng trong 3 tuần lễ cho đến khi có số báo mới 2016 thay vào.
Kính chúc bạn đọc và thính giả một Giáng Sinh vui tươi và một Năm Mới hạnh phúc.
Nguyễn Hồng-Anh
* * *
Các ca khúc sau đây của Nguyễn Hồng-Anh được viết trong thời gian 1976-2016. Tất cả đã được đưa lên YouTube.
Riêng bài “Melbourne thành phố của tôi” sẽ được trình diễn tại Hội Chợ Tết Ất Tỵ 2025 ở công viên Footscray Park, tiểu bang Victoria bởi nhóm múa Việt Ngàn Phương.
Nhạc Nguyễn Hồng-Anh được viết bằng những đề tài khác nhau với nhiều thể điệu, và như Luật sư Nguyễn Tân Hải giới thiệu trong YouTube video phát hình ngày 24/12/2024 nghe nhạc Nguyễn Hồng-Anh, người ta không nghĩ đây là các ca khúc do một người viết.
Tại Sài Gòn:
1.Em là hoa (1976)
2.Cứ yêu em (1976)
3.Nhớ những buổi chiều (1976)
4.Tình mê (1976)
5.Mưa đầu mùa (1976)
6.Dư hương (1976)
7.Của hồi môn (1976)
8.Em đi về đâu (1976)
9.Xuân Ly (1977)
10.Thiền sư xuống núi (1977)
11.(Thiền sư) Lên Núi (1977)
12.Nhớ nhớ thương thương (1977)
13.Nghe về nỗi nhớ (1977)
14.Chuyện của tôi (1977)
15.Giấc mơ bên sông (1977)
16.Sao ta còn ngồi đây (1977)
17.Hòa bình lừa dối (1977)
18.Everybody wanna go away (1978)
19.Come to me baby for the last time (1978)
20.Round and round the world (1979)
21.The caged bird (1979)
22.Boat people dance (1979)
23.God has to know (1979)
24.Il est temps de partir (1979)
25.Kiếp sau xin chớ làm người (1979)
Tại trại tị nạn Galang:
26.Chiều viễn xứ chiều nhớ quê hương (1980)
27.Còn nỗi buồn (1980 với Nguyễn Văn Khâm)
28.Bao giờ cho quên (1981)
29.Biển vắng (1981)
30.Đêm đại dương (1981)
Tại Melbourne:
31.Đường về quê (1982)
32.Tôi hỏi tôi (1983)
33.Như người Việt Nam (1984)
34.Dòng máu Việt Nam (1984)
35.Mùa thu cuộc đời (2014)
36.Từ Bạch Đằng đến Biển Đông (2014)
37.Đứng dậy dân ta ơi (2014)
38.Đợi tình lên ngôi (2014)
39.Trăm năm một đời (2016)
40.Để lại tim đơn côi (2016)
41.Thà em phụ tôi (2016)
42.Melbourne thành phố của tôi (2016)
43. Đời cho ta (2016)
(Trích www.etvts.com.au phát hành Thứ Tư ngày 25/12/2024)
Nhạc sĩ dương cầm Lê Kim Trang và Luật sư Nguyễn Tân Hải là hai người bạn của tôi và cũng là những người có một số bài viết nhận xét về các ca khúc của tôi đăng trên báo giấy TiVi Tuần-san và trên mạng tvts.com.au trong vòng mười năm qua.
Tôi là một người viết nhạc, đàn hát tài tử -viết và hát khi nào cảm thấy có hứng thú. Từ năm 1976 tôi viết ca khúc đầu tiên Em Là Hoa. Sau hơn mười bài tình ca, thiền ca tôi bắt đầu viết về thân phận con người dưới chế độ cộng sản với bài Chuyện Của Tôi năm 1977, là kinh nghiệm đi làm rẫy trong chiến dịch lùa dân thành phố đi về vùng kinh tế mới của chế độ.
Và từ đó cho đến năm 1979 trên một chục bài mô tả cuộc sống mất tự do, đói khổ do ngăn sông cấm chợ, và ước muốn vượt biên tìm tự do được viết và “hát chui” trong giới bạn bè tin cẩn chống chế độ cộng sản trong đó có một số bài nghĩ và viết thẳng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp (sau này chuyển ngữ sang tiếng Việt).
Năm 1980, đúng vào ngày 30.4 tôi đến đảo KuKu ở Indonesia sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển. Hơn một năm ở trại tị nạn, tôi viết những bài về kinh nghiệm trên biển và một bài nói về nỗi nhớ quê nhà và khát khao một ngày nào đó mang hành trang trở về xây dựng quê hương trong đó có bài Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương được nhà bình luận âm nhạc Hoài Nam, người thực hiện chương trình 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam trên đài SBS Radio Úc Châu nhận xét rằng “về hình thức là ca khúc công phu nhất bởi mỗi đoạn được viết theo một thể điệu khác nhau, là ca khúc nặng tình quê hương nhất”.
Tập nhạc Thân Phận Ca (Let’s Sing for Our Life) song ngữ gồm 20 ca khúc đã được in roneo và phát hành tại trại tị nạn.
Năm 1982 sau khi đã định cư được một năm tại Melbourne, tôi viết thêm một số ca khúc tình tự quê hương như Đường Về Quê, Như Người Việt Nam. Dòng Máu Việt Nam hiện là nhạc hiệu của chương trình YouTube Thời Sự Trong Tuần (tvtsonline.com.au) được tôi viết năm 1984 trên giấy gói bộ thắng xe khi là công nhân đang làm việc trong hãng xe hơi Holden.
Và trong suốt 30 năm bận bịu với việc phát hành tờ TiVi Tuần-san tôi không hát với bạn bè, không sờ tới cây đàn hay viết nhạc cho đến…
Đó là vào đầu tháng 6 năm 2014, tôi viết hai bản nhạc đấu tranh Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông và Đứng Dậy Dân Ta Ơi đưa lên mạng cùng hòa với khí thế yêu nước của người dân trong nước đứng lên chống Tàu Cộng xâm chiếm biển Việt Nam và cũng là ước mong người dân Việt Nam đứng lên để thay đổi chế độ như Cách Mạng Mùa Xuân ở Á Rập.
Từ đó, tôi có hứng thú viết khoảng 10 bản nhạc trong đó ba bài tựa đều có chữ Đời: Mùa Thu Cuộc Đời, Trăm Năm Một Đời, và Đời Cho Ta là ca khúc được viết cuối cùng vào năm 2016.
Luật sư Nguyễn Tân Hải giới thiệu ba bản tình ca được viết trong thời dạy thể thao ở trường Bạch Đằng (Lê Bảo Tịnh cũ). Hình: TVTS
Tôi có thói quen khi có hứng viết một tuần vài bài và có khi vài năm hay vài chục năm chẳng viết bài nào. Vì vậy trong năm 2024 này, nhìn lại 40 năm viết nhạc (1976-2016) với 43 sáng tác đủ thể điệu, chủ đề khác nhau, tôi cảm thấy ngoài thu âm với những ca sĩ, hòa âm trong phòng thu âm chuyên nghiệp đã đưa lên YouTube, tôi nghĩ mình cần giới thiệu trực tiếp với khán thính giả những ca khúc do chính mình đàn và hát, dù không chuyên nghiệp.
Đầu tháng 12 này, tôi có ý nghĩ sau khi đã làm một chương trình với 3 ca khúc về thiền (Thiền Sư Xuống Núi, Của Hồi Môn và Thiền Sư Lên Núi) vào đầu tháng 6, tôi muốn giới thiệu 3 ca khúc viết về cuộc đời, về kiếp nhân sinh (Trăm Năm Một Đời, Mùa Thu Cuộc Đời và Đời Cho Ta) với khán thính giả bốn phương và tôi đã tìm được một người để giới thiệu, đó là một nhạc sĩ dương cầm có sự hiểu biết về triết học để có thể lột tả được ý nghĩa của bài hát. Kim Trang chuyên về toán và IT.
Dù chưa bao giờ giới thiệu nhạc trước ống kính thu hình, Kim Trang nhận lời, với lý do như cô sẽ nói trong video.
Tôi nói với Kim Trang cô muốn nói, giải thích tùy ý cô, vì nghe một ca khúc, mỗi người có thể có một nhận xét riêng. Nếu bất ngờ hỏi tôi, cũng không sao.
Để cho không khí chương trình nhạc nó thư giãn hơn, tôi đã nhờ anh bạn lâu năm Nguyễn Tân Hải, đã nghe nhạc tôi thời kỳ còn ở trại tị nạn Galang, giới thiệu 3 bản tình ca của tôi gồm Em Là Hoa, Mưa Đầu Mùa và Nhớ Nhớ Thương Thương.
Khán giả trong phòng thu hình là vài người bạn. Chương trình dài khoảng một tiếng. Tôi cảm thấy hài lòng với những lời giới thiệu dù tôi không biết trước họ sẽ nói gì, hỏi gì. Thêm một lời cám ơn Lê Kim Trang và Nguyễn Tân Hải.
Mời bạn đọc lên mạng, xem chương trình dòng nhạc tình đời và tình người trong chương trình Thời Sự Trong Tuần ngày Thứ Tư, 25/12/2024 tvtsonline.com.au.
Chương trình Thời Sự Trong Tuần và báo điện tử www.etvts.com.au sẽ nghỉ lễ Giáng Sinh và Năm Mới trong 2 tuần lễ, và sẽ trở lại vào ngày 15/1/2025. Báo điện tử www.etvts.com.au cũng nghỉ holiday như vậy. Vì thế báo điện tử số 2015 sẽ nằm trên mạng trong 3 tuần lễ cho đến khi có số báo mới 2016 thay vào.
Kính chúc bạn đọc và thính giả một Giáng Sinh vui tươi và một Năm Mới hạnh phúc.
Nguyễn Hồng-Anh
* * *
Nguyễn Hồng-Anh trong chương trình văn nghệ thu hình ngày 7/12/2024 với sự giới thiệu của Lê Kim Trang và Nguyễn Tân Hải. Hình: TVTS
Các ca khúc sau đây của Nguyễn Hồng-Anh được viết trong thời gian 1976-2016. Tất cả đã được đưa lên YouTube.
Riêng bài “Melbourne thành phố của tôi” sẽ được trình diễn tại Hội Chợ Tết Ất Tỵ 2025 ở công viên Footscray Park, tiểu bang Victoria bởi nhóm múa Việt Ngàn Phương.
Nhạc Nguyễn Hồng-Anh được viết bằng những đề tài khác nhau với nhiều thể điệu, và như Luật sư Nguyễn Tân Hải giới thiệu trong YouTube video phát hình ngày 24/12/2024 nghe nhạc Nguyễn Hồng-Anh, người ta không nghĩ đây là các ca khúc do một người viết.
Tại Sài Gòn:
1.Em là hoa (1976)
2.Cứ yêu em (1976)
3.Nhớ những buổi chiều (1976)
4.Tình mê (1976)
5.Mưa đầu mùa (1976)
6.Dư hương (1976)
7.Của hồi môn (1976)
8.Em đi về đâu (1976)
9.Xuân Ly (1977)
10.Thiền sư xuống núi (1977)
11.(Thiền sư) Lên Núi (1977)
12.Nhớ nhớ thương thương (1977)
13.Nghe về nỗi nhớ (1977)
14.Chuyện của tôi (1977)
15.Giấc mơ bên sông (1977)
16.Sao ta còn ngồi đây (1977)
17.Hòa bình lừa dối (1977)
18.Everybody wanna go away (1978)
19.Come to me baby for the last time (1978)
20.Round and round the world (1979)
21.The caged bird (1979)
22.Boat people dance (1979)
23.God has to know (1979)
24.Il est temps de partir (1979)
25.Kiếp sau xin chớ làm người (1979)
Tại trại tị nạn Galang:
26.Chiều viễn xứ chiều nhớ quê hương (1980)
27.Còn nỗi buồn (1980 với Nguyễn Văn Khâm)
28.Bao giờ cho quên (1981)
29.Biển vắng (1981)
30.Đêm đại dương (1981)
Tại Melbourne:
31.Đường về quê (1982)
32.Tôi hỏi tôi (1983)
(Trích www.etvts.com.au phát hành Thứ Tư ngày 25/12/2024)