Olympic Paris 2024: Việt Nam không được một huy chương, chỉ xây nhiều tượng đài và tuyển thêm  công an

07 Tháng Tám, 2024 | Tin Việt Nam
Có tránh khỏi lãng phí, tham nhũng khi đập đi, xây mới tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc? Hình: Tuổi Trẻ, via RFA

Trong chương trình Thời Sự Trong Tuần ngày Thứ Tư 07/07/2024, khi nới về Thế Vận Hội Paris 2024, Luật sư Nguyễn Tân Hải nói rằng Việt Nam (cộng sản)  gửi 16 lực sĩ tham gia. Ông đặt câu hỏi hơn một nửa bị loại ngay vòng loại nói lên điều gì?

Và ông trả lời: Sự yếu kém và nghèo đói của Việt Nam  nếu so với các nước khác mặc cho bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN nói là VN đã có tiến bộ, văn mình, giàu mạnh.

Nhưng Việt Nam với 100 triệu dân, gửi đi 16 lực sĩ: không một huy chương nào hết.

Trong lúc đó, Úc có 26.7 triệu dân, gởi đi 460 lực sĩ và hôm nay (Thứ Tư 7/8) đã đoạt 14  huy chương vàng, 12 bạc va 10 đồng, đứng hàng thứ ba thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Cộng và đứng trước Pháp, Anh.

Rõ ràng là nhà nước CSVN không chú trọng đầu tư vào lãnh vực thể thao, tuyển chọn nhân tài.  Họ chỉ lo xây tượng đài và thêm Công an để cai trị dân oan.

Thật đáng buồn cho nước Việt Nam.

Cũng hôm nay, báo RFA chạy bài có tựa:

Có tránh khỏi lãng phí, tham nhũng khi đập đi, xây mới tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc?

Chính quyền thị xã Điện Bàn đang đề nghị tỉnh Quảng Nam cho phép phá bỏ một tượng đài xây từ khoảng 20 năm trước đồng thời xây dựng một công trình mới thay thế, một người dân địa phương nói dự án này lãng phí và không có nhiều ý nghĩa đối với cư dân nơi đây.

Theo truyền thông Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân thị xã Điện Bàn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam với đề nghị cho phép địa phương này thực hiện dự án nâng cấp tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc, với tổng dự toán hơn 88 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thị xã.

Dự án Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc được UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng năm 2005, với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng, được cho là nhằm “tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh của 7 dũng sĩ Điện Ngọc trong trận đánh đế quốc Mỹ và tay sai tại khu vực Giếng Nhà Nhì năm 1962.”

Theo tờ trình, tượng đài đã xuống cấp và quy mô không còn phù hợp cảnh quan, hạ tầng xung quanh. Các hạng mục của dự án bao gồm tháo dỡ tượng đài cũ và các hạng mục hiện trạng liên quan, nâng cấp và cải tạo khuôn viên tượng đài, xây dựng mới khối tượng đài và hai mảng phù điêu phía sau…

Một người làm nghề xây dựng sống ở gần tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc cho hay công trình này tuy gần khu dân cư nhưng ngày thường ít người dân đến đây để thăm quan, vui chơi hay nghỉ ngơi. Nó chỉ là nơi để quan chức địa phương ghé đến trong các dịp lễ, tưởng niệm.

Ông nói với RFA ngày 7/8 trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:

“Việc đập bỏ tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc hiện hành để xây dựng, nâng cấp với chi phí hơn 88 tỷ đồng là quá lãng phí và quá cao vì nó không mang lại giá trị tinh thần cho người dân được bao nhiêu.”

Theo ông, chính quyền địa phương nên sử dụng số tiền này để cho người dân vay vốn nhằm giúp họ đẩy mạnh sản xuất trong lúc khó khăn sau đợt dịch COVID-19, hoặc đầu tư vào các dự án dân sinh, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân địa phương.

Phóng viên gọi điện cho UBND thị xã Điện Bàn để hỏi thêm thông tin về dự án nhưng không có ai nhấc máy.

Dự án tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc là một trong nhiều dự án tượng đài được một số địa phương đã hoặc sẽ thực hiện từ ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương hoặc hỗn hợp nhằm mục đích tuyên truyền.

Theo một giảng viên của trường Đại học Xây dựng Hà Nội, việc xây tượng đài là lý do “hợp tình hợp lý” nhất hiện nay để quan chức địa phương moi tiền ngân sách và bỏ túi dễ nhất, đặc biệt là các công trình có liên quan đến lãnh tụ và quan chức cấp cao đã qua đời, cũng như các sự kiện mà chế độ độc đảng vốn tự hào.

Ông nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:

“Tỉnh thành nghèo rớt mùng tơi, dân đói triền miên cũng đòi xây cho bằng được thì không thể hiểu nổi bằng lý lẽ thông thường. Chứng tỏ việc xây tượng đài có một ‘ma lực’ vô cùng lớn!

Ma lực đó, nói trắng phớ ra, là tiền tư túi, xà xẻo từ nguồn vốn đầu tư vào công trình chạy thẳng vào túi quan chức và bộ sậu.

Mười đồng vốn rót, qua cả chục chiếc sàng đưa ra hứng, may ra còn 2-3 đồng đập vào tượng đài. Chẳng thế mà mười cái xây xong thì đến chín cái xuống cấp nhanh chóng sau một thời gian ngắn.”

Truyền thông Nhà nước đưa tin nhiều công trình tiêu tốn nhiều tỉ đồng nhưng xuống cấp chỉ trong một thời gian ngắn như tượng đài Phan Đình Phùng (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư hơn 30 tỷ đồng, hay dự án “Bác Hồ với nông dân Việt Nam” ở Thái Bình với chi phí hơn 203 tỷ đồng.

Từng có quan chức phải đi tù vì tham nhũng tượng đài, điển hình là vụ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành ngày 7/5/2004 để chào mừng 50 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy nhiên không lâu sau đó phần đế tượng bị sạt lở và tượng đồng bị hoen rỉ do rút ruột gần 100 tấn đồng trong tổng số 220 tấn.

Có 8 người bị bắt giữ và truy tố sau đó, trong đó có ông Lương Phượng Các, cựu Phó giám đốc sở Văn hoá thông tin, Trưởng Ban quản lý dự án Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ bị tòa án tỉnh Điện Biên tuyên mức án 44 tháng tù vì tội tham ô tài sản vào năm 2011.

Một kiến trúc sư ở Hà Nội, người cũng không muốn công khai danh tính, cho biết quan chức ở địa phương nào cũng muốn thực hiện dự án từ ngân sách, nhất là các dự án xây dựng, vì họ đều có “lại quả” từ các dự án này.

Theo ông, các công trình giao thông xây dựng cầu đường mang lại nhiều lợi lộc hơn nhiều cho quan chức địa phương so với các dự án tượng đài vì chi phí cho xây dựng cầu đường thường lớn, có nhiều công trình ngầm để khai khống và thay đổi thiết kế khiến chi phí thực tế giảm mạnh.

Những địa phương không có các dự án lớn xây dựng cơ sở hạ tầng thì họ tìm cách xây dựng tượng đài dưới ngôn từ “thực hiện nhiệm vụ chính trị” cho dù chi phí ít hơn dẫn đến tiền lại quả khiêm tốn so với các dự án cầu đường.

Thông thường, bên tổng thầu phải lại quả cho các chủ đầu tư số tiền tương đương từ 20% đến 30% tổng số tiền được thanh toán cho các công trình từ ngân sách nhà nước hay địa phương, ông nói trong tin nhắn gửi RFA tuy nhiên không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Vì không có các dữ liệu cụ thể về quy mô của dự án nâng cấp và xây mới tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nên ông không thể đánh giá về dự toán cho công trình này.

Trong nhiều năm qua, các địa phương xin gạo cứu đói của Trung ương gây xôn xao dư luận xã hội với những dự án xây dựng tượng đài, bảo tàng với khoản đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước như tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam sắp hoàn thành với kinh phí xây dựng lên đến 411 tỷ đồng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, dự án Văn Miếu tốn 271 tỉ đồng ở Vĩnh Phúc, và dự án tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1.400 tỉ ở tỉnh Sơn La.