Trung Quốc hai ngày liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Đồng nhân dân tệ giảm giá đã khiến cho tiền tệ nhiều quốc gia châu Á đồng loạt giảm giá. Photo Courtesy: The Australian

 

Với việc đẩy mức giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với đồng Mỹ kim xuống mức kỷ lục 1.9% hôm 11.8 và 1.6% hôm 12.8 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gây ra tình trạng hỗn loạn toàn cầu.

 

Mức giá mà Trung Quốc đẩy xuống vào hôm 12.8 được coi là mức giá thấp nhất trong vòng bốn năm qua.

 

Các chuyên gia cho rằng động thái giảm giá đồng nhân dân tệ lẽ ra không xảy ra vào thời điểm tệ hại nhất đối với một số loại tiền tệ châu Á.

 

Theo Reuters, Ngân hàng PBoC đã hạ giá đồng NDT thêm 1.6%, đẩy tỷ giá xuống còn 6,3306 NDT đổi được 1 Mỹ kim.Tại các thị trường giao dịch nước ngoài, giá đồng tiền Trung Quốc giảm thêm xuống chỉ còn 6.57 NDT đổi được 1 Mỹ kim.

 

Hôm qua, PBoC cũng gây sốc khi phá giá đồng NDT gần 2% so với đồng Mỹ kim. Sau quyết định hôm nay, PBoC tuyên bố Trung Quốc không có ý đồ tiếp tục phá giá đồng NDT thêm.

 

Tuy nhiên việc PBoC bất ngờ phá giá đồng NDT đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho các loại tiền tệ châu Á, trong đó tiền tệ của Hàn Quốc, Đài Loan và Tân Gia Ba chịu thiệt hại nhiều nhất. Đồng won của Hàn Quốc giảm 0.8% và đồng đô-la Đài Loan giảm 0.3%, đồng rupiah của Indonesia giảm 1.9%, peso của Phi Luật Tân giảm 0.5%.

 

Đặc biệt, ringgit của Malaysia giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, còn đô-la Singapore giảm xuống thấp nhất trong vòng 5 năm.

 

Không chỉ vậy ngay sau khi tuyên bố phá giá NDT lần 2 của Trung Quốc, đồng đô la Úc đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 6 năm qua.

 

Việc giảm giá đồng NDT sẽ giúp hàng xuất khẩu Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn. Tuần trước, chính phủ nước này thông báo xuất khẩu của Trung Quốc giảm tới 8.3% trong tháng 7. Bộ Thương mại Trung Quốc thừa nhận việc phá giá đồng NDT sẽ kích thích xuất khẩu nước này.

 

Mới đây hàng loạt quan chức Mỹ đã lên tiếng chỉ trích động thái của Trung Quốc là hành vi thao túng tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng. 

 

CNN nhận định nếu các nước trong khu vực cũng quyết định phá giá đồng tiền của họ để thích ứng thì có khả năng dẫn đến cái gọi là cạnh tranh phá giá hay là một cuộc chiến tranh tiền tệ.

 

Tổng hợp