< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Iraq Fuad Masum trò chuyện trong một lần duyệt đội danh dự tại một buổi lễ tại Dinh Tổng thống ở Ankara. Photo Courtesy: Reuters |
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được 48 giờ để rút quân hoặc Iraq sẽ sử dụng “mọi biện pháp đối phó sẵn có”, đó là tối hậu thư mà Baghdadgởi đến Ankara.
AFP dẫn tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho biết: “Nếu những lực lượng này không rút quân trong vòng 48 giờ, Iraq có quyền sử dụng mọi lựa chọn sẵn có”, trong đó có việc cầu viện đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”. Những “lựa chọn sẵn có” ở đây ban đầu có thể chỉ là các giải pháp ngoại giao.
Lời tuyên bố này được đưa ra vào hôm 6.12, khi chính phủ Iraq tuyên bố sẽ cầu viện Liên Hợp Quốc nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân khỏi lãnh thổ nước này trong vòng 48 giờ. Ngay sau đó Ankara tuyên bố sẽ ngừng điều thêm quân.
Baghdad cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng vũ trang cùng với xe tăng và pháo binh tới Iraq mà không có sự cho phép của họ. Trước việc đem quân vào lãnh thổ mà không xin phép, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói rằng đây là một hành vi xâm phạmchủ quyền quốc gia.
Cũng nên nhắc lại rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng trăm binh sĩ đến trại quân sự ở khu vực Bashiqa phía Bắc Iraq vào hôm 3.12, để huấn luyện người Iraq tái chiếm TP Mosul đã bị IS chiếm giữ từ năm 2014.
Trước sự nổi giận của Baghdad, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã viết thư gửi cho người đồng cấp Abadi, nói rằng các lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không gửi thêm quân cho đến khi nỗi lo của Iraq được xoa dịu. Tuy nhiên, ông Davutoglu chưa đáp ứng yêu cầu rút quân từ Thủ tướng Abadi.
Reuters trích một đoạn lá thư: “Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Iraq trong vấn đề phối hợp và tư vấn. Cần phải ngăn chặn những ai không muốn sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq cũng như muốn chấm dứt sự hợp tác đó”.
Trước khi xảy ra vụ căng thẳng lần này, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iraq được cho có dấu hiệu ấm lên nhưng vẫn trong tình trạng căng thẳng do quan hệ của Ankara với khu vực tự trị của người Kurrd cũng như quan điểm bất đồng về nội chiến Syria.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ luôn có mối quan hệ thân thiết với các khu vực tự trị của người Kurd ở Iraq nhưng lại coi các nhóm người Kurd ở Syria là thù địch.
Trong khi đó việc IS chiếm được Mosul đã khiến cho chiến dịch tấn công nhằm giành lại thành phố này của chính phủ Iraq liên tục bị thất bại.
Tổng hợp