< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Phiên điều trần của Phi Luật Tân tại tòa án PCA, Hà Lan về đường lưỡi bò. Photo Courtesy: Rappler |
Trung Quốc vừa tái khẳng định rằng nước này sẽ không chấp nhận những kết quả sắp đặt của bên thứ ba trong vấn đềtranh chấp chủ quyền ở Biển Đông,cụ thể ở đây là Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye, Hà Lan, định chế đang thụ lý vụ kiện liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông do Phi Luật Tân khởi xướng.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 1.12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng Tòa án trọng tài không có quyền thụ lý đơn kiện của Phi Luật Tân, cũng như Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia vụ trọng tài”.
Bà Hoa còn ngang ngược cáo buộc Phi Luật Tân đơn phươngđưa ravà khăng khăng thúc đẩy trọng tàivấn đềBiển Đônglà khiêu khích chính trị đội lốt luật pháp, chứ không phải là nỗ lực giải quyết tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn giọng tuyên bố: Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào, hay bất kỳ một phương sách đơn phương nào của bên thứ 3 để giải quyếttranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Sau khi “cạn kiệt” các biện pháp ngoại giao với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Phi Luật Tân đã phải kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài Thường trực vào đầu năm 2013.
Trung Quốc đã tẩy chay toàn bộ thủ tục tố tụng, bác bỏ thẩm quyền của tòa và khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp Biển Đông với từng nước liên quan trực tiếp, thông qua tham vấn và đàm phán song phương.
Tuy vậy, trong phán quyết ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài Thường trực đã khẳng định vụ việc đã được “cấu thành” theo đúng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và “sự vắng mặt” của Trung Quốc không ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng. Tòa cũng khẳng định cơ quan này có đầy đủ thẩm quyền để xem xét đơn kiện của Phi Luật Tân và các lập luận đó là chính đáng.
Đáng chú ý, PCA đã bác bỏ lập luận trong tuyên bố của Trung Quốc rằng “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) Trung Quốc – ASEAN năm 2002 đã cấu thành một thỏa thuận nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua phương thức duy nhất là đàm phán.
Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”. Tuy nhiên, PCA nhấn mạnh “DOC năm 2002 chỉ là một thỏa thuận chính trị và không ràng buộc các bên về mặt pháp lý”.
Từ 24.11 đến 30.11.2015, PCA đã tiến hành vòng điều trần thứ 2 để nghe Phi Luật Tân trình bày các lập luận của mình đối với các nội dung trong hồ sơ vụ kiện Biển Đông, cũng như các yêu cầu của tòa.
Kết thúc vòng điều trần thứ 2, PCA phát đi thông cáo cho biết, dù Trung Quốc tẩy chay toàn bộvụ kiện Biển Đông, Tòa vẫn quyết định dành cho Bắc Kinh cơ hội viết phản biện và gửi đến định chế này trước ngày 1.1.2016.
Theo Petrotimes