Lo Biển Đông ‘bất ổn’, Mỹ định hình lại chiến lược hoạt động của Hải quân

30 Tháng 9, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Scott Swift. Photo Courtesy: AP/Bullit Marquez

 

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ muốn Hạm đội 3 của Hải quân nước này mở rộng địa bàn hoạt động trong khu vực Tây Thái Bình Dương, từ đại bản doanh đặt tại San Diego, để hợp tác chặt chẽ hơn với Hạm đội 7, tập trung vào khu vực đang “có sự bất ổn lớn nhất”.

 

Mặc dù ít được truyền thông chú ý, nhưng trong 2 bài phát biểu gần đây, Đô đốc Scott Swift đã đặt câu hỏi về nhu cầu một ranh giới hành chính chạy dọc theo đường đổi ngày quốc tế để phân ranh giới hoạt động cho Hạm đội 7 và Hạm đội 3.

 

Bên cạnh đó, một dấu hiệu đáng lưu ý báo trước sự thay đổi chiến lược hoạt động Hải quân Mỹ là việc Tư lệnh Hạm đội 3, Phó Đô đốc Nora Tyson sẽ đại diện cho Hải quân Mỹ tham gia lễ duyệt binh 3 năm một lần sẽ diễn ra ngày 18.10 với hải quân Nhật Bản, chứ không phải Hạm đội 7, vốn đã đóng quân ở tại Yokosuka, Nhật Bản và tung hoành ngang dọc trên Thái Bình Dương hàng chục năm qua.

 

“Tôi sẽ không ngạc nhiên về chi tiết Phó Đô đốc Tyson mở rộng hoạt động về phía trước, đó là một phần của quá trình hát triển khái niệm này”, Đô đốc Scott Swift cho biết. Ông nhấn mạnh, bất kỳ sự thay đổi nào cũng không có nghĩa là sẽ di dời đại bản doanh, nhưng nó cho phép 2 hạm đội làm việc cùng nhau trong khu vực có sự bất ổn lớn nhất.

 

Bình luận của tướng Scott Swift trùng hợp với sự căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên Biển Đông do tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp ở châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp 7 đảo nhân tạo, 3 đường băng quân sự.

 

Một quan chức giấu tên thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tiết lộ, ý tưởng loại bỏ ranh giới hành chính giữa Hạm đội 7 với Hạm đội 3 đã có, nhưng mới ở trong giai đoạn khái niệm. Kế hoạch xoay quanh việc mở rộng địa bàn hoạt động của Hạm đội 3 là tiến hành tuần tra và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp ở địa bàn xa.

 

Nó sẽ chính thức hóa và mở rộng vai trò của Hạm đội 3 ở Tây Thái Bình Dương trên góc độ chỉ huy và kiểm soát. “Chúng tôi không chắc chắn về mức độ thường xuyên của hoạt động này, cũng như nó sẽ được triển khai vào thời điểm này hay không”, vị quan chức này cho biết.

 

Tuy nhiên, người này khẳng định, việc phối hợp chặt chẽ hơn giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 tách rời với chiến lược “xoay trục” của Tổng thống Obama, mà theo đó, tới năm 2020, sẽ có 60% nguồn lực của Hải quân Mỹ được triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.

 

Hạm đội 7 có một nhóm tác chiến tàu sân bay cùng với 80 tàu chiến khác, 140 máy bay chiến đấu và 40 ngàn quân. Hạm đội 3 có hơn 100 tàu chiến, trong đó có 4 tàu sân bay.

 

Theo Petrotimes