< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C Orion của Úc. Photo Courtesy: Reuters |
Tờ Hoàn Cầu mới đây đã có lời bình luận đầy kênh kiệu khi cho rằng nếu máy bay trinh sát Úc đến Biển Đông, Trung Quốc cần đưa chiến đấu cơ ngăn chặn, và nếu cần thiết thì phải “bắn hạ”.
Theo trang tin ABC tại Canberra ngày 5.6 đưa tin, một bình luận viên của Hoàn Cầu Thời báo là Tăng Kim Nhuận mới đây đã bình luận một cách khiêu khích khi nói rằng Úc phải “trả giá đắt” cho hành động dám về phe với Mỹ trong cuộc xung đột tại Biển Đông.
Ông này bình luận rằng: “Nếu một máy bay quân sự của Úc lộ diện trong khu vực như nước này lên kế hoạch, Trung Quốc nên bắt chước Nga xử lý theo kiểu rắn và điều máy bay để xua nó đi chỗ khác. Nếu biện pháp này không hiệu quả, chúng ta chỉ cần bắn hạ nó là xong”.
Lời bình luận đầy hiếu chiến được ông Tăng đưa ra sau sau khi truyền thông Úc cho biết, Canberra đang cân nhắc điều máy bay hoặc tàu đến Biển Đông.
Cũng cần nên biết rằng trước đó truyền thông Úc đưa tin Canberra đang xem xét kế hoạch đưa tàu tuần tra và máy bay trinh sát thực hiện các hành trình trong “hải phận và không phận quốc tế” ở Biển Đông, trong đó có cả khu vực gần những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép.
Theo kế hoạch này, máy bay trinh sát của không quân Úc có thể sẽ bay vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông để thực hiện các chuyến tuần tra giống như những gì P-8 của Mỹ đã thực hiện hồi tháng trước.
Thời báo Hoàn Cầu nổi tiếng là tờ báo hiếu chiến và các thông điệp của tờ báo này luôn có thêm trọng lượng khi nó trực thuộc tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời tờ báo này cũng tập hợp nhiều tiếng nói của các nhân vật “diều hâu”, các cựu tướng lĩnh có ảnh hưởng khá lớn đối với dư luận nước này.
Theo các chuyên gia nhận định Bắc Kinh sẽ xem xét khả năng dùng các đòn bẩy kinh tế, thương mại để gây sức ép đến Canberra nhằm trả đũa Úc về hành động của nước này ở Biển Đông. Tuy nhiên các động thái của Trung Quốc chủ yếu mang màu sắc chính trị chứ không phải kinh tế.
Tổng hợp