Nga lại tiếp tục phải ngồi bên lề Hội nghị G7 năm nay

01 Tháng 6, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Các nước G7 tiếp tục loại trừ Nga khỏi họp tượng đỉnh năm nay. Photo Courtesy: Reuters
 

Nga lại một lần nữa phải ngồi ngoài khi không nhận được giấy mời dự hội nghị G7 năm nay diễn ra tuần tới tại Đức trong bối cảnh xung đột tại đông Ukraine chưa chấm dứt.

Năm ngoái, phương Tây cũng loại Nga khỏi cuộc họp để phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Đây là một trong những biện pháp trừng phạt Nga bởi cho rằng nước này hậu thuẫn tài chính và nhân lực cho lực lượng ly khai và làm cuộc khủng hoảng miền đông Ukraine thêm trầm trọng. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel, nước chủ nhà Đức, người sẽ chủ trì cuộc họp G7 năm nay, cùng với sự có mặt của đại diện Mỹ, Anh, Pháp, Gia Nã Đại, Ý và Nhật Bản. Bà Merkel tuyên bố việc Nga quay trở lại nhóm là “không tưởng” cho đến khi nước này thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.

Cuộc họp năm nay còn diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) hôm 30.5 chỉ trích biện pháp trả đũa EU của Nga khi Mạc Tư Khoa ban bố danh sách cấm 89 chính trị gia khu vực này nhập cảnh.

Tuy nhiên trước việc Nga không được mời tham dự G7 đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Ông Eckhard Cordes, Chủ tịch Ủy ban về các quan hệ kinh tế Đông Đức, đại diện cho khoảng 200 công ty đầu tư tại Nga, cho hay việc ngăn Mạc Tư Khoa tham dự cuộc họp là “bỏ lỡ cơ hội”.

Ông Eckhard Cordes cho rằng: “Một hội nghị G7 có sự tham gia của Nga sẽ góp phần giải quyết khủng hoảng và hướng nước này đến các giải pháp mang tính xây dựng cho tình hình ở Ukraine”.

Cũng đồng quan điểm trên có cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt khi ông này nhận định rằng Hội nghị G7 sẽ không đưa ra được các kết quả khả quan nếu không có sự tham gia của Nga. Ông cũng cho hay nếu các lãnh đạo phương Tây gửi thư mời cho ông Putin “một cách đúng mực”, nhà lãnh đạo Nga sẽ chấp nhận lời mời.

Trong khi đó, Matthias Platzeck, lãnh đạo Diễn đàn Nga – Đức và là thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ xã hội Đức, cũng khẳng định các vấn đề Iran, Afghanistan, Syria không thể giải quyết mà không có Nga và cuộc chiến chống khủng bố cũng cần sự hỗ trợ của tình báo Matxcơva.

Trước đó trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Merkel vào hôm 11.5 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ thiện chí muốn cải thiện quan hệ với các nước phương Tây, mặc dù vẫn giữ lập trường cứng rắn về tình hình Ukraine.

Tổng hợp