Mặc lời kêu gọi hoặc cảnh báo Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố cải tạo Biển Đông là hợp pháp-lý

30 Tháng 5, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 
Ông Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-la, Singapore. Photo Courtesy: Reuters

 

Sáng ngày 31.5, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, lại một lần nữa chứng minh sự ngang ngược của Bắc Kinh khi tuyên bố rằng nước này sẽ không ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông, và tự cho rằng “đó là hành động thực thi chủ quyền chính đáng, đồng thời giúp các nước còn lại”.

 

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore, ông Tôn Kiến Quốc ngụy biện rằng các cơ sở mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông nhằm hỗ trợ các tránh nhiệm quốc tế liên quan đến cứu nạn, cứu hộ, nghiên cứu, bảo vệ môi trường…

 

Đồng thời cũng ngọa ngôn khi nhận định “tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, và chưa bao giờ có vấn đề về tự do hàng hải”, và còn cho hay việc cải tạo xây dựng “chủ yếu nhằm cải thiện chức năng của những nơi này và điều kiện sống, làm việc của nhân viên đóng ở đó”.

 

Ông Tôn Kiến Quốc còn đi xa hơn nữa khi nói rằng “ngoài việc đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cần thiết, thì những cơ sở này thiên về mục đích thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc” như cứu hộ, cứu nạn, quan trắc khí tượng.  Trung Quốc còn nói rằng “đã kiềm chế rất nhiều” trong tranh chấp Biển Đông và “đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới”.

 

Tuyên bố của ông Tôn đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ trích Trung Quốc bước ra khỏi các nguyên tắc quốc tế và các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc đang làm gia tăng nguy cơ gây xung đột và hiểu lầm trên Biển Đông.

 

Bộ trưởng Cater cũng đề cập đến việc TQ đã cải tạo hơn 800ha ở Biển Đông chỉ trong vòng 18 tháng qua. Ngoài ra Bộ trưởng Mỹ cũng thông báo về một sáng kiến hàng hải khu vực mới. Theo đó, Mỹ sẽ hỗ trợ 425 triệu Mỹ kim cho các nước Đông Nam Á để cải thiện năng lực hải quân và phòng vệ bờ biển.

 

Ngân sách trên của Mỹ sẽ được sử dụng trong vòng 5 năm cho các nước trong khu vực như Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan để mua sắm “thiết bị, quân nhu, huấn luyện và xây dựng quân đội quy mô nhỏ”.

 

Trong khi đó giới phân tích nhận định tại Đối thoại Shangri-La năm nay, Bắc Kinh đã hạ giọng nhiều so với các những kỳ diễn đàn an ninh trước đó. Báo chí quốc tế cho biết chiến thuật tranh cãi lớn tiếng và quyết liệt của Trung Quốc tại diễn đàn an ninh này hồi năm ngoái bị coi là không thành công.

 

Tổng hợp