Nepal hoang tàn và tang thương sau động đất

27 Tháng 4, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Nepal trùm trong không khí tang thương sau động đất. Photo Courtesy: AP

 

Trận động đất kinh hoàng 7,8 độ richter đã để lại sự tan hoàng và tang thương tại Nepal khi số người chết lên đến hơn 3,300 người và hơn 6,500 người bị thương.

 

Đây là trận động đất tệ nhất trong vòng 80 năm qua tại Nepal. Thảm họa này đã khiến hơn 3,300 người thiệt mạng và hơn 6,500 bị thương, và con số này được cho sẽ không chỉ dừng lại ở đó.

 

Không những thế trận động đất này còn phá hủy rất nhiều địa danh mang tính biểu tượng của đất nước này, thậm chí có những địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong đó có ba quảng trường Durbar tại Kathmandu, Patan và Bhaktapur đã bị san phẳng trong trận động đấ.

 

Tổng giám đốc Tổ chức Hành động chống đói nghèo (ACF – Pháp) Mike Penrose cho biết trận động trong vùng bán kính 100 km quanh tâm chấn có khoảng 6 triệu người sinh sống. Nhiều công trình tại thủ đô Nepal được UNESCO công nhận là di sản thế giới như tòa tháp Dharahara hay khu Kathmandu Durbar Square chỉ còn là đống đổ nát sau trận động đất.

 

Cùng lúc đó gần 30 quốc gia trên thế giới hiện đang liên tục thông tin về tình hình công dân của mình, kể cả người đã được an toàn và người còn đang mất liên lạc hoặc được xác nhận là mất tích.

 

Bộ Ngoại giao Úc cho biết có 549 công dân đăng ký đến Nepal, 200 người được xác nhận an toàn. Đại sứ quán Úc ở Kathmandu đang tích cực truy tìm thông tin nhiều người còn lại dù chưa có báo cáo về thương vong.

 

Hiện tại công tác tìm kiếm, cứu hộ cũng đang càng trở nên khó khăn bởi mưa lớn và chớp giật. Tình hình thời tiết xấu được dự báo còn tiếp diễn. Trong khi đó tại các bệnh viện ở Kathmandu và các khu vực lân cận đều bị quá tải. Phần lớn các cơ sở y tế này đều phải lập một trạm tiếp nhận ngay cửa ra vào để sơ cấp cứu cho các nạn nhân trước khi chuyển vào các khoa thích hợp.

 

Chính quyền Nepal dường như vẫn lúng túng trong công tác cứu nạn những người còn mắc kẹt trong đống đổ nát bởi trang thiết bị hạn chế. Nhiều nhân viên cứu hộ cho biết họ phải đào xới đất bằng tay và đã rất mệt mỏi, kiệt sức vì phải thức thâu đêm.

 

Trước những thiệt hại quá lớn mà Nepal phải hứng chịu, nhiều nước trên thế giới cam kết hỗ trợ quốc gia này khắc phục hậu quả của thảm họa. Mỹ tuyên bố sẽ viện trợ một triệu Mỹ kim và cử một đội tìm kiếm cứu nạn tới Nepal. Anh hỗ trợ 5 triệu bảng (gần 7.6 triệu Mỹ kim). Singapore sẽ điều một đội tìm kiếm gồm 55 người. Trung Quốc cũng đã khởi động một kế hoạch viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Nepal.

 

Tổng hợp