< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ hôm 11.4 ở Panama. Photo Courtesy: AFP |
Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho đã có những hành động tích cực để thúc đẩy quá trình bình thường quá quan hệ với Cuba sau khi đã đề nghị Quốc hội Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách những nước tài trợ khủng bố.
Lời đề nghị trên được Tổng thống Obama đưa ra vào hôm 14.4 tại cuộc họp quốc hội trong đó ông nhận định chính phủ Cuba đã không có bất kỳ sự ủng hộ nào đối với chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong 6 tháng qua, và Cuba cũng đã bảo đảm sẽ không có chuyện đó trong tương lai.
Hành động này của ông Obama đã được nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ hoan nghênh trong đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố ủng hộ quyết định của tổng thống và ông Kerry cho rằng tình hình hiện nay đã thay đổi so với năm 1982, lúc Cuba bị đưa vào danh sách bảo trợ khủng bố.
Vào năm 1982 Cuba bị đưa vào danh sách tài trợ chủ nghĩa khủng bố, trong đó có Syria, Sudan và Iran, vì đã che giấu quân ly khai Basque và lực lượng nổi dậy FARC của Colombia.
Thông báo của Tổng thống Obama được đưa ra ba ngày sau khi ông có cuộc gặp kéo dài một giờ với Chủ tịch Cuba Raul Castro, lần đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong nửa thế kỷ.
Tuy nhiên quyết định trên của ông Obama đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của nhiều chính khách đảng Cộng Hòa. Theo đó Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Marip Diaz-Balart, một người gốc Cuba, đã chỉ trích quyết định của ông Obama. Còn thượng nghị sĩ Marco Rubio, người mới đây thông báo về việc sẽ tham gia ứng cử Tổng thống Mỹ, nói rằng việc đưa Cuba ra khỏi danh sách bảo trợ khủng bố là quyết định “tồi tệ”.
Quốc hội Mỹ có 45 ngày để xem xét quyết định của Tổng thống. Nếu cả hai viện của Quốc hội Mỹ ra nghị quyết chung phản đối quyết định này, ông Obama hoàn toàn có thể dùng quyền lực của mình để phủ quyết, đồng nghĩa với việc Cuba đã chắc chắn được đưa ra khỏi danh sách “tài trợ khủng bố” của Mỹ.
Hiện tại chưa rõ nếu đi vào thực tế, quyết định này sẽ có những hiệu lực cụ thể như thế nào. Về mặt lý thuyết, nếu đã được rút khỏi danh sách đó, Cuba sẽ thoát khỏi một số lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan tới việc mua bán vũ khí, các khoản vay của Cuba với những tổ chức tín dụng quốc tế…
Tổng hợp