QZ8501 ‘có thể nằm dưới đáy biển’

29 Tháng 12, 2014 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Người thân chờ đợi tin tức về máy bay QZ8501 ở sân bay Juanda, Indonesia. Photo Courtesy: AFP

 

Sau nhiều giờ tung tích của chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 biến mất, người đứng đầu của cơ quan cứu hộ của Indonesia cho biết chiếc máy bay này có thể đã nằm sâu dưới đáy biển.

 

Chuyến bay QZ8501 của hãng AirAsia Indonesia, chi nhánh của AirAsia đặt trụ sở ở Mã Lai, đã mất tích cùng với 162 hành khách và phi hành đoàn vào sáng Chủ nhật ngày 28.12. Chiếc máy bay này đã mất tích chỉ sau gần một giờ cất cánh từ Surabaya, Indonesia.

 

Trước khi biến mất, cơ trưởng của chiếc máy bay trên đã yêu cầu đổi hướng vì thời tiết xấu nhưng không gửi tín hiệu khẩn cấp trước khi máy bay không còn trên màn hình radar.

 

Phát ngôn viên của Không quân Indonesia Hadi Tjahjanto cho biết việc tìm kiếm cũng đang tập trung vào các vết dầu loang ở ngoài khơi đảo Belitung. Các quan chức đang cố gắng xác định những vết dầu loang này là nhiên liệu của máy bay hay là của một con tàu đã đi dọc theo tuyến đường biển gần đó.

 

Trong khi đó, hãng tin AP dẫn lời một quan chức Indonesia cho biết một máy bay tìm kiếm của Úc đã nhìn thấy các vật thể trên biển gần đảo Nangka. Tuy nhiên, không rõ những vật thể này có phải là của chiếc máy bay mất tích hay không.

 

Ngoài ra truyền thông Indonesia còn đưa tin một nhóm ngư dân nói họ nghe thấy tiếng nổ lớn ở đảo Belitung vào sáng qua, cùng khoảng thời gian chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia mất liên lạc.

 

Tuy nhiên, nhóm ngư dân không thể xác định nguồn gốc tiếng nổ và ước tính nó xuất phát trong khu vực có bán kính khoảng 8 km nằm giữa đảo Coconut và bãi biển Bird Bath, đảo Damar. Nhóm ngư dân, khi đó đang đánh bắt cá gần đảo Coconut, còn khẳng định vụ nổ khá lớn.

 

Trong một diễn biến khác, trang Detic của Indonesia cho biết lực lượng tìm kiếm do Úc gửi đến đã phát hiện 2 tín hiệu trong ngày hôm nay. Tín hiệu đầu tiên đến từ phao định vị cá nhân, còn tín hiệu thứ 2 – hiện vẫn chưa được xác nhận – được phát hiện tại vị trí gần đảo Belitung.

 

Trong khi đó, Singapore đã cử thêm 1 tàu RSS Persistence đến Indonesia để hỗ trợ công tác rà soát mặt biển. Chiếc tàu này từng được cử đến tỉnh Aceh, phía bắc Indonesia cho mục đích cứu trợ nhân đạo.

 

Hiện tại chiến dịch tìm kiếm và định vị chuyến bay mất tích QZ8501 đã được mở rộng lên 11 vùng, thêm 2 vùng trên bộ và 2 vùng trên biển.

 

Tổng hợp