< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Ông Mubarak trong một lần xuất hiện tại tòa. Photo Courtesy: Reuters |
Cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã được Tòa án ở Ai Cập xóa tội danh giết chết của 239 người biểu tình vào năm 2011.
Ông Mubarak, năm nay 86 tuổi, cùng với 7 tư lệnh cảnh sát bị cáo buộc giết người khi ra lệnh trấn áp người biểu tình trong cuộc cách mạng năm 2011, thời điểm phong trào Mùa xuân Ả Rập lan khắp Trung Đông và Bắc Phi. Hàng trăm người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với cảnh sát trên đường phố.
Phiên tòa diễn ra hôm thứ Bảy, 29.11 đã bác bỏ cáo buộc cho rằng cựu Tổng thống Hosni Mubarak liên quan đến cái chết của những người biểu tình hòa bình. Ngoài ra, tòa cũng tuyên ông Mubarak không phạm tội tham nhũng.
Hồi tháng Một năm 2011, đám đông người Ai Cập đổ xuống đường phố của Cairo để biểu tình phản đối cuộc sống đói nghèo, thất nghiệp và bị đàn áp. Người biểu tình kêu gọi ông Mubarak phải từ chức, nhưng đáp lại là một cuộc đàn áp dã man đẫm máu.
Ông Mubarak, nhà cầm quyền Ai Cập trong gần 30 năm, bị buộc tội “kích động, tiếp tay cho việc giết hại người biểu tình hòa bình” và tham nhũng. Trong cuộc biểu tình này có khoảng 800 người được cho là đã thiệt mạng khi an ninh đàn áp biểu tình trong các tuần trước khi ông Mubarak từ chức ngày 11.2.2011.
Kể từ khi ông Mubarak từ chức vào tháng Hai năm 2011, ông đã xuất hiện nhiều lần tại tòa án để đối mặt với các cáo buộc. Năm 2012, ông Mubarak bị tuyên phạm tội tiếp tay cho việc giết hại người biểu tình và bị kết án tù chung thân. Nhưng sau đó, tòa án đã chấp nhận xét xử lại vụ án này.
Hồi tháng Năm, một tòa án ở Cairo đã kết án ông Mubarak ba năm tù về tội tham nhũng. Hai con trai của ông này, Gamal và Alaa cũng bị kết án mỗi người bốn năm cho cùng tội danh trên.
Cả ba người bị kết tội biển thủ công quỹ 18 triệu Mỹ kim với mục đích tu sửa lại cung điện của tổng thống. Ông Mubaraks cũng được tuyên vô tội trong bản cáo trạng này.
Phán quyết của tòa có nghĩa là không ai chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng trăm người biểu tình năm 2011.
Tổng hợp