Chân dung tác giả dự giải Archibald gây tranh luận vì giống Hitler

29 Tháng 2, 2008 | Tin nước Úc



Họa sĩ Sam Leach là một trong số 693 người gởi tranh vẽ dự thi giải Archibald. Nghe nói ông trở thành một trong 40 người có tranh vẽ được chọn vào vòng chung kết. Việc công bố người trúng giải Archibald năm nay sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 3 này.

 


Trong khi đó, bức tranh có tên Self  in Uniform của người họa sĩ 35 tuổi này đã bị chỉ trích bởi tuyên dương cho tội lỗi khi vẽ bức tranh ở thế đứng giống hệt  trùm Đức Quốc Xã Hitler, người bị coi là đã tung chiến dịch giết khoảng 6 triệu người Do Thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.


 


Phát biểu về việc vẽ bức tranh khuôn với khuôn mặt của chính mình bắt chước Hitler từ y phục cho đến thế đứng và cái ria mép, họa sĩ Leach cho rằng còn một con đường khá dài thì bức tranh nhỏ nhoi của ông mới đạt tới đích là giải thưởng, nhưng ông muốn qua đấy đưa ra một thông điệp.

 


Ông họa sĩ cho rằng bức tranh chẳng phải để ca ngợi chủ nghĩa Đức Quốc Xã nhưng là cảnh báo để nó đừng tái diễn bởi ông rất có cảm tình và tôn trọng người Do Thái. Ông Leach nói ông là một người Úc da trắng, được thừa hưởng nền văn hóa Tây phương và một trong những cái văn hóa cổ truyền này là chủ nghĩa Quốc Xã,  do đó nghĩ lại, ông thấy rằng người ta chớ nên coi thường là chủ nghĩa này sẽ không bao giờ sống lại.


 


Tuy nhiên, cộng đồng Do Thái không nghĩ thế.  Ông Anton Block, chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Do Thái ở Victoria  nói họa sĩ  Leach tự lừa dối mình và làm cho sự xấu xa trở thành một nghệ thuật.


 


Ông Bloch nói nhìn vào bức tranh người ta có thể thấy ông họa sĩ cho thấy có sự giống nhau giữa ông và lãnh tụ Đức Quốc Xã và ông Block nghĩ rằng rất nhiều người trong cộng đồng Do Thái sẽ lấy làm phật lòng và tức giận bởi những gì mà cái ông đó (Hitler) gây ra cho gia đình và dân tộc họ.


 


Đây là lần thứ hai họa sĩ Leach tham dự giải Archibald. Năm ngoái ông họa sĩ tham dự với hình vẽ chân dung cựu Thủ hiến Jeff Kennett. Ông Kennett nói ông là người ái mộ nhà họa sĩ và những gì mà ông họa sĩ mang lại cho nghệ thuật. Ông nói nghệ thuật cần gây sự chú ý nơi người xem và tất cả mọi loại hình nghệ thuật cần phải khuấy động sự đam mê của con người và ông tin bức tranh mới nhất của họa sĩ Leach sẽ làm chuyện đó.


 


Ông Kennett nói bức tranh của Bleach cũng sẽ gây nên cơn sốc như bức hình chụp Piss Christ của nhiếp ảnh gia Mỹ Andes Serrano đã từng gây sự phản đối giận dữ vào năm 1997 khi được đem triển lãm ở National Gallery of Victoria.


 


Nhưng ông Bloch nói việc sử dụng hình ảnh của Hitler vào nghệ thuật là một khuynh hướng đáng chê trách vì nó làm giảm giá trị của lịch sử và làm cho sự xấu xa tội lỗi được chấp nhận  nhân danh nghệ thuật.