Chính trường Úc tiếp tục xáo trộn khi có tới 5 nghị sỹ nước này phải từ chức do mang hai quốc tịch.
Cuộc khủng hoảng mang song tịch ở Úc ngày càng trầm trọng với 5 nghị sĩ phải rời ghế ngày 9.5, sau khi Tòa Thượng thẩm khẳng định Thượng nghị sĩ Katy Gallagher của đảng Đối lập không đủ tư cách tiếp tục ở lại quốc hội, bởi bà đã không từ bỏ quốc tịch Anh trước khi ứng cử. Cùng với Gallagher, 4 nghị sĩ khác (3 người là thành viên của đảng Lao Động) là Justine Keay, Josh Wilson, Susan Lamb và Rebekha Sharkie đã lập tức từ chức.
Trong phán quyết đưa ra ngày 9.5, Tòa án cấp cao Úc đã tước tư cách Thượng nghị sỹ của bà Katy Gallagher thuộc đảng Đối lập. Theo phán quyết này, bà Gallagher không đủ điều kiện ở lại Thượng viện Úc do không từ bỏ quốc tịch Anh trước khi tham gia cuộc bầu cử quốc hội năm 2016, vi phạm điều 44 của Hiến pháp nước này.
Ngoài ra, Tòa án Cấp cao cũng ra phán quyết tương tự đối với 4 Hạ nghị sỹ khác do bị nghi ngờ có hai quốc tịch. Trong số này, có 3 thành viên của đảng Lao Động là Justine Keay, Susan Lamb và Josh Wilson. Cả ba chính khách này cho biết sẽ tiếp tục tranh cử trong cuộc bầu cử tới. Trường hợp nghị sỹ còn lại bị tước tư cách là Nghị sỹ Độc lập Rebekha Sharkie.
Vấn đề “2 quốc tịch” đã trở nên nóng trên chính trường Úc thời gian gần đây khi một số nghị sỹ của các đảng nhỏ trong Quốc hội buộc phải từ chức sau khi bị phát hiện mang 2 quốc tịch. Bảy nghị sỹ thuộc Liên đảng Tự do-Quốc gia cầm quyền đã bị cho là mang 2 quốc tịch, trong đó có Phó Thủ tướng Barnaby Joyce.
Tòa án Úc đã tước tư cách nghị sỹ Quốc hội của ông Joyce cùng 3 người khác thuộc đảng này. Theo Hiến pháp Úc, để đảm bảo sự tận tâm phục vụ đất nước, các chính khách Úc sẽ không được bầu vào Quốc hội nếu mang 2 quốc tịch.
Ngay sau khi có tới 4 nghị sĩ Công đảng “rơi đài” trong một ngày, Thủ tướng Malcolm Turnbull đã lên tiếng chỉ trích Lãnh đạo Đối lập Bill Shorten là không đáng tin, bởi ông Shorten hồi cuối năm ngoái từng tuyên bố sẽ không có thêm nghị sĩ nào của đảng này vướng vào vụ quốc tịch kép.
Tờ Sydney Morning Herald ước tính, người đóng thuế nước này đã phải tiêu tốn 11.6 triệu đô-la Úc cho chi phí pháp lý liên quan đến các nhân vật nói trên, và sẽ phải chi hơn 10 triệu Úc kim nữa cho việc tổ chức 7 cuộc bầu cử bổ sung.
Tổng hợp