![]() |
Nhà quan sát nói để các nguyên thủ quốc gia tuyên thệ sẽ giúp tăng trách nhiệm cá nhân. Photo Courtesy: AFP |
Đề xuất xin ý kiến để Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp của Quốc hội Việt Nam là ‘một bước tiến bộ’, mặc dù Việt Nam chưa có Tòa Bảo hiến, hay Tòa án Hiến pháp, theo một nhà quan sát từ Hà Nội.
Đề xuất này sẽ làm tăng tính chịu trách nhiệm cá nhân của các nguyên thủ quốc gia, theo ý kiến của bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của cố Thủ tướng Việt Nam ông Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Về lý do đề xuất này được đưa ra vào thời điểm hiện nay, hôm 15.3.2014, trong cuộc trao đổi với BBC về một số chủ đề thời sự được quan tâm gần đây, nguyên Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói:
“Trước đây không có việc đó bởi vì cơ chế lãnh đạo ở Việt Nam mang tính chất tập thể, Chủ tịch nước hay Thủ tướng trong cơ chế đó ít thể hiện được trách nhiệm cá nhân của mình”. Ông còn nói: “Thực tình tôi cũng chưa biết khi đi vào thực hiện, với cơ chế tuyên thệ như vậy sẽ xử lý như thế nào ngộ như họ vi phạm, tuy nhiên tôi vẫn cho là đấy là một bước tiến bộ có việc tuyên thệ đó“.
Trả lời câu hỏi phải xứ lý ra sao nếu lời tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp của các lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và chính phủ bị vi phạm trong lúc Việt Nam chưa có Tòa Bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp, bà Chi Lan nói:
“Lời tuyên thệ trước Hiến pháp tôi nghĩ vẫn là cần thiết, dù chưa có Tòa án Hiến pháp, bởi vì ít nhất lời tuyên thệ đó sẽ đòi hỏi các vị lãnh đạo không chỉ là Thủ tướng hay Chủ tịch Nước, mà các vị lãnh đạo khác cũng phải suy nghĩ và phải có trách nhiệm về việc trung thành với Tổ quốc, nhân dân và với Hiến pháp…
“Thực tình tôi cũng chưa biết khi đi vào thực hiện, với cơ chế tuyên thệ như vậy sẽ xử lý như thế nào ngộ như họ vi phạm, tuy nhiên tôi vẫn cho là đấy là một bước tiến bộ có việc tuyên thệ đó.”
Theo BBC Tiếng Việt