< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
![]() |
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Photo Courtesy: Reuters |
Thủ tướng Iraq đang có những hành động đáp trả quyết liệt sau khi bị Tổng thống mới nhậm chức Fuad Masum cản trợ không cho tranh cử nhiệm kỳ 3.
Sự căng thẳng xảy ra khi Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã bất ngờ xua lực lượng đặc nhiệm và điều động cả xe tăng bao vây Vùng Xanh, nơi tập trung các cơ quan đầu não của chính phủ Iraq trong một nỗ lực bám trụ quyền lực bị Mỹ coi là “hành động gần như đảo chính”.
Trước đó Thủ tướng al-Maliki tuyên bố sẽ khởi kiện Tổng thống với cáo buộc vi phạm hiến pháp đồng thời ra lệnh triển khai lực lượng an ninh hùng hậu khắp thủ đô Baghdad. Ông al-Maliki còn cáo buộc Tổng thống Fuad Masum đã hai lần vi phạm hiến pháp, khi không chỉ định ông làm thủ tướng.
Ngay sau khi quyết định khởi kiện tổng thống, ông al-Maliki đã điều xe tăng quân sự rầm rập lao tới các cây cầu và tuyến đường chính ở thủ đô Baghdad trong khi lực lượng an ninh được đặt trong tình trạng báo động cao.
Hành động gây bất ổn của ông Maliki được thực hiện trong bối cảnh các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các phần tử Hồi giao cực đoan ở miền Bắc Iraq bước sang ngày thứ Ba, và có ngày càng nhiều lời kêu gọi ông Maliki từ chức.
Theo hãng tin AFP cho biết hồi tháng Tư, Liên minh các đảng Shiite của ông Maliki đã giành được chiến thắng nhẹ nhàng trong cuộc bầu cử quốc hội. Tuy nhiên, sau đó địa vị của thủ tướng Iraq bị lung lay sau khi các chiến binh thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo và Cận Đông (ISIS) phát động một cuộc tấn công chiếm lấy một vùng rộng lớn miền bắc Iraq vào đầu tháng 6.
Hồi năm 2011 ông al-Maliki đã từng tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ 3, tuy nhiên ông đã thay đổi ý định và quyết liệt muốn tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo bất chấp nhiều lời kêu gọi ông nên từ chức.
Trong suốt quá trình 8 năm cầm quyền, ông al-Maliki nỗ lực phát triển vây cánh của mình mạnh mẽ, khi ông vừa là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang vừa nắm trong tay cả Bộ Quốc phòng lẫn Bộ Nội vụ.
Nhiều nhà phân tích đã cho rằng chính ông Maliki là thủ phạm đã gây ra tình trạng chia rẽ trong đất nước khi phân biệt đối xử với người Sunni thiểu số, đẩy họ đến gần hơn với các nhóm vũ trang cực đoan.
Giờ đây phong trào Nhà nước Hồi giáo đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc và phía tây Iraq, trong khi quân đội nước này gần như bất lực trong việc trấn áp phiến quân.
Tình hình nghiêm trọng đến mức Mỹ đã phải thực hiện chiến dịch không kích vào miền bắc Iraq từ thứ Sáu tuần trước để tiêu diệt các tay súng phiến quân đang bao vây tại đây nhằm giảm bớt áp lực cho lực lượng quân đội Iraq.
Trước hành động muốn ở lại chính trường của ông Maliki, khiến Mỹ vô cùng tức giận. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố khẳng định họ không còn quan hệ với ông Maliki và chỉ ủng hộ Tổng thống Fuad Masum với vai trò là người bảo vệ hiến pháp Iraq.
Tổng hợp