Ăn Tết Giáp Thìn ở Richmond, Melbourne: một dịp để nói về nước Úc thân yêu của chúng tôi  

06 Tháng Hai, 2024 | Tin nước Úc
Các phụ nữ Việt trước gian hàng của Hội Phụ nữ Việt Úc tại Hội Chợ Tết Giáp Thìn ở Richmond, Melbourne, Úc.  Hình: www.etvts.com.au

Nguyễn Hồng-Anh tường thuật và bình luận về “ăn tết”, Cờ Vàng và nước Úc đa văn.

Trích đoạn từ số báo điện tử phát hành ngày 7/2/2024.

Tại sao tôi chọn cái tựa như vậy? Bởi nó nói lên ý nghĩa của hội chợ tết hàng năm mà tôi có dịp tham dự trong mấy chục năm vừa qua kể từ ngày đến định cư ở Úc năm 1981 với tính cách là một người tị nạn cộng sản, một thuyền nhân.

Tôi và những đồng hương tị nạn đã có dự, tham gia tổ chức hội chợ tết ở Richmond từ năm 1984 ở Richmond Burnley Oval trong vai trò nhân viên cộng đồng của Cộng đồng Người Việt Tự do Victoria, trưởng ban văn nghệ và hôm nay là một người làm báo (TiVi Tuần-san) cũng đã gần 40 năm trong nghề. Tết ở Richmond, Footscray và của Cộng đồng NVTD-Victoria là ba nơi tôi thường được mời và cũng là các nơi mà cho đến ngày nay vẫn còn treo Cờ Vàng, một di sản, biểu tượng của người Việt tị nạn, của người Miền Nam (VNCH) và của những ai yêu chuộng tự do và dân chủ thật sự.

Như đã nói trong các bài tường thuật nhiều năm trước đây, không nơi nào trên thế giới, kể cả Việt Nam, người Việt ăn tết kéo dài lâu như vậy, từ bốn năm tuần trước đêm giao thừa và cả sau ngày đầu năm một tuần lễ, như Hội chợ Tết do Cộng đồng Người Việt Tự do –Victoria sắp tổ chức vào Mồng 8 và 9 Tết (Thứ Bảy 17 và Chủ Nhật 18/2/2024 dương lịch) tại Footscray Park dọc đường Ballarat Road và sông Maribyrnong.

(bấm link  để xem tiếp trong báo điện từ hàng tuần www.etvts.com.au)

 

Một đoạn trên đường Victoria Street, Richmond là nơi tổ chức Hội chợ Tết hằng năm của Hội Thương gia VSBA. Hình: www.etvts.com.au

Rừng Cờ Vàng: Hội Thương gia VSBA, bà Chủ tịch VMC Phượng Vỹ

Tôi không có chương trình chi tiết Hội chợ Tết (HCT) Richmond  được tổ chức vào Chủ Nhật 4/2/2024 bởi  Hội Thương gia Đường Victoria (VSBA – Victoria Street Business Association), chỉ nhận giấy mời lễ hội bắt đầu vào lúc 3pm.

Không may cho HCT này, thời tiet cao nhất lên đến 37 độ C nên tôi chỉ tới khoảng 2 giờ chiều, lúc đó nhiệt độ đã lên tới 35 độ. Tôi rất lo ngại vì thấy khách du xuân còn ít dù gian hàng rất nhiều so với năm ngoái. Nhưng tôi  thấy vui vì cả một rừng cờ dọc con đường Victoria Street, nhiều chưa bao giờ thấy từ trước đến nay như tôi có thể nhớ lại!

Gần đây, với sự hội nhập của chế độ cộng sản Việt Nam với thế giới và do nhu cầu kinh tế (và có thể cả chiến lược), rất nhiều người Việt trong nước đã sang các nước tây phương làm việc (bao gồm quan chức chế độ CSVN, các chuyên gia), du học sinh và đoàn tụ gia đình hay kết hôn.

Gần 50 năm kể từ ngày đau thương ấy, cái ngày làm nên cộng đồng Việt Nam được các chính phủ dân chủ tây phương mở rộng vòng tay đón người tị nạn và thuyền nhân với biểu tượng Cờ Vàng (của VNCH), ngày nay lằn ranh cờ –biểu tượng do người yêu chuộng tự do và của một chế độ độc tài áp đặt lên toàn dân Việt Nam không qua bầu cử, chỉ qua súng đạn, xe tăng, xé bỏ hiệp ước Paris 1973— lằn ranh đó không còn rõ rệt.

Đó là một thực tế, dù phũ phàng. Có một số cá nhân, tổ chức đã nắm được “thời cơ vàng”  và trong các lễ hoi hay dịp tết, chủ trương “phi chính trị” không treo cờ. Đây là một vấn đề rất tế nhị vào thời điểm này và nhất là sau khi đảng CSVN với vị thế chiến lược địa chính trị, đã công bố Quyết định 1334 vào cuối năm ngoái nhắm “kiểm soát” người Việt Nam ở hải ngoại, bất kể đó là Việt kiều (người quốc tịch VN sống ở ngoại quốc), người Úc gốc Việt và cả các cựu thuyền nhân, là những người đầu tiên hình thành cộng đồng Việt Nam ở nước Úc, mà trong mỗi buổi lễ, các chính trị gia mọi cấp đều nhắc lại và vinh danh họ, những người đã đóng góp cho Úc trong 50 năm qua, một nước Úc đa văn và hòa hợp nhất trên thế giới.

Cờ Vàng bay trên đường Victoria Street Richmond ngày 4/2/2024. Hình: www.etvts.com.au

Quyết định 1334 của đảng CSVN sẽ tạo nên sự xung đột giữa người Việt tị nạn và di dân từ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là điều có lẽ cũng sẽ xảy ra, ở mức độ nào đó chúng ta chưa thể tiên đoán, như đã xảy ra cho những cộng đồng di dân từ Đông Âu. Đến lúc nào đó, các chính trị gia Úc, những người chống di dân, lại sẽ nói “xin quý vị đã đến Úc thì nên để lại các xung đột chính trị và sắc tộc ở đất nước cũ, chớ mang theo vào Úc”.

Tôi nhìn cái viễn cảnh đó mà thương cho nước Úc đã mở rộng vòng tay đón người tị nạn và sau này là những di dân từ Việt Nam. Nhưng cũng hy vọng các đạo luật chống gián điệp như  “Foreign Interference Act” hay “Registration of Agents” sẽ làm cho cộng sản Việt Nam hay tay sai phải suy nghĩ. Với những người Việt yêu chuộng tự do, cũng nên đề cao cảnh giác. Chúng ta không thể để cộng sản kềm kẹp, giám sát một khi chúng ta đã liều chết để thoát chúng nó mà sau 50 năm lại để chúng nó thao túng, gây sự bất ổn cho chúng ta và quê hương thứ hai của chúng ta.

Về vấn đề Cờ Vàng, tôi ghi nhận hai sự việc trong HCT Richmond… (bấm link  để xem tiếp trong báo điện từ hàng tuần www.etvts.com.au)

Cuộc thi có 12 người tham dự. Anh Gilbert (áo thun trắng góc phải) về nhất sau khi “ăn tết” với 3 ổ bánh mì thịt. Hình: www.tvts.com.au

Thi ăn bánh mì với giải nhất $1,000 đô la

Người ta thường nói “ăn tết” và câu mở đầu khi gặp nhau là “năm nay ăn tết lớn không”?

Đã có tết là có ăn, nên mới có “ăn tết”. Những năm trước, Hội VSBA tổ chức thi ăn phở xem ai ăn nhiều và nhanh. Dĩ nhiên có giải thưởng. Năm nay Hội VSBA tổ chức thi ăn bánh mì,  được các ông trong hội như Mecca Hồ, ông Thành nói năm nay đổi món, bằng  một món ăn cũng nổi tiếng trên thế giới do người tị nạn Việt Nam giới thiệu sau năm 1975 là bánh mì thịt. Cách đây khoảng 30 năm, có một ông chủ tiệm bánh mì trên đường Victoria Street, Richnond đã được báo chí Úc phỏng vấn trong một trận đua ngựa Melbourne Cup nổi tiếng thế giới, bởi ông chủ tiệm bánh mì thịt năm đó được ngồi cạnh Thủ tướng Úc Bob Hawke vì ông tị nạn này (có lẽ nhờ tiệm bánh mì) mà có tiền để làm chủ một phần con ngựa đua nên được ngồi cạnh và ngang hàng với những nhân vật nổi tiếng hàng đầu của Úc trong đó có các chính trị gia và  doanh gia. Sau đó, tôi không còn nghe về ông chủ đó và tiệm bánh mì cũng được sang tay… (bấm link  để xem tiếp trong báo điện từ hàng tuần www.etvts.com.au)

Đa văn: Các em học sinh thuộc các sắc tộc khác nhau của trường tiểu học Trinity Primary School chuẩn bị trình diễn bài “Tết! Tết! Tết!” bằng tiếng… Việt! Hình: www.tvts.com.au

Tết âm lịch biểu hiện nét đa văn độc đáo của Úc

Trước đây, nhiều người Úc khi nói về tết âm lịch thường gọi đấy là Chinese Year dù họ biết rằng người Việt và người Tàu khác nhau về chủng tộc. Tệ hại hơn, đôi khi họ gồm cả một số chính trị gia,  nói với cử tọa người Việt Nam mà gọi là Chinese New Year trong dịp tết âm lịch.

Trong những năm gần đây họ đã làm quen với từ Lunar New Year khi nói về tết âm lịch trong các dịp lễ hội của người Việt. Chừng nào chúng ta có thể cho người Úc khi đến dự lễ hội tết nói 3 từ “Vietnamese New Year”  như họ thường nói Chinese New Year tại lễ hội người Hoa? Cần thời gian, nhưng tại sao chính chúng ta không nói Vietnamse New Year khi có dịp phát biểu?

Chương trình Hội Chợ Tết chính thức bắt đầu khoảng 3 giờ chiều với nghi thức chào quốc kỳ và hát quốc ca Úc và VNCH và phút mặc niệm. Phải thấy cảnh này mới cảm thấy hạnh phúc vì di sản của VNCH vẫn còn được trân trọng. Cô MC Thảo Nguyễn của Hội VSBA và Trưởng ban Văn nghệ Cộng đồng NVTD-Victoria Thụy Kim  đứng trên sân khấu hát quốc ca cùng toàn thể người tham dự hội chợ tết…(bấm link  để xem tiếp trong báo điện từ hàng tuần www.etvts.com.au)

Một số quan khách phát biểu trong Hội Chợ Tết Giáp Thìn tại Richmond: Từ trái: Bà Bộ trưởng Lao động Ingrid Stitt, Thủ lãnh Tự do John Pesutto, Thượng nghị sĩ Tự do Trung Lưu, Thị trưởng Maribyrnong Cúc Lâm và Lãnh tụ đảng Xanh liên bang Adam Bandt. Hình: TVTS

…Tôi hy vọng nước Úc đa văn sẽ xem văn hóa của Thổ dân là một phần trong văn hóa của hàng trăm sắc dân đang sống tại đất nước phúc địa này. Mong thay!

Melbourne 5/2/2024

Nguyễn Hồng-Anh

Chủ bút TVTS

(bấm link  để xem trọn bài tại www.etvts.com.au)