Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bất lực trước Trung Quốc về vấn đề biển đảo châu Á

16 Tháng Hai, 2014 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm qua. Photo Courtesy: Reuters

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry coi như đã hoài công vô ích khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc mà không đạt được tiến triển trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

 

Theo South China Morning Post bình luận, kết quả thành công nhất của chuyến đi là tuyên bố chung của hai nước hôm qua về thắt chặt hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu.

 

Trong chuyến công du Châu Á lần này mục đích của Ngoại trưởng Kerry là đề nghị Trung Quốc giảm bớt các yêu sách của chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, sau 2 ngày 14-15.2, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông đều không đạt được bất kỳ bước đột phá nào.

 

Phiên hội đàm này bao gồm các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, trong đó có cả Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Uỷ viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Vương Nghị.

 

Trong tuyên bố chung ngày 15.2, chính phủ hai nước đồng ý về các bước để thực hiện các cam kết kiềm chế lượng khí thải nhà kính, bao gồm cả việc giảm lượng khí thải xe và nâng cao hiệu quả năng lượng trong các toà nhà.

 

Bên cạnh đó, theo Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Bắc Kinh đã đồng ý chuẩn bị sẵn sàng sử dụng mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên, gây áp lực để kéo đồng minh Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên.

 

Theo ông Shi Yinhong, giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói: “Chuyến thăm Trung Quốc của ông Kerry chỉ tạo cơ hội cho hai bên thấy rõ các bất đồng” trong vấn đề này tranh chấp chủ quyền ở hai vùng biển nói trên.

 

Có thể thấy, “tài gỡ mìn” của ông Kerry không thay đổi được vấn đề nổi cộm ở khu vực là tranh chấp biển đảo. Mỹ cứ việc cảnh báo và Trung Quốc vẫn “bỏ ngoài tai”.

 

Bắc Kinh vẫn khăng khăng đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí với cả những lãnh hải rất xa với vùng duyên hải của mình, gây lo ngại đặc biệt cho các láng giềng của mình. Và căng thẳng nhất vẫn là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.

 

Tổng hợp