Ấn Độ nóng 40 độ khiến ít nhất 160 người chết

22 Tháng Tư, 2016 | Tin thế giới

 

Người lao động uống nước giải nhiệt ở Chandigarh, Ấn Độ. Photo Courtesy: Reuters

Hơn 160 người đã thiệt mạng trong những ngày nắng nóng do mùa hè đến sớm ở Ấn Độ, buộc trường học và các công trình xây dựng ngoài trời phải đóng cửa.

Trong 10 ngày liền, nhiều khu vực ở miền đông và miền nam Ấn Độ nóng trên 40 độ C. Nguồn nước khô cạn, cây cối khô héo… khiến hàng trăm triệu người bị ảnh hưởng. Tính đến ngày 20-4, đãcó hơn 160 người được xác nhận tử vongdo nắng nóng.

Các ca tử vong xảy ra khắp các bang, trong đó có 55 trường hợp ở bangOrissa,ít nhất 45 trường hợp ở bang Andhra Pradesh, 66 trường hợp ở tiểu bangTelangana… Hầu hết những người thiệt mạng là người lao động và nông dân.

Chính phủ Ấn Độ cho biết có ít nhất 330 triệu người bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, và con số này có thể còntăng lên.

Một quan chức thời tiết có tên Y.K. Reddy cho biết, mức nhiệt trung bình thời gian gần đây đã cao hơn 4 – 5 độ so với mức bình thường trong tháng 4. Ông Reddy nói: “Bình thường, nền nhiệt độ cao thường được ghi nhận trong tháng 5”. Ông còn dự báo, nhiệt độ thậm chí sẽ còn tăng hơn nữa khi mùa nóng nhất trong năm đến gần.

Theo AP, các trường học ở bang Orissa đã bị đóng cửa từcuối tuần trước và dự kiến sẽ đóng cửa cho đến ít nhất ngày 26-4. Tại tiểu bang Andhra Pradesh, nhà chức trách phát nước uống và sữa tươi miễn phí để giúp người dân không bị mất nước. Trong khi đó, người dân cả nước được đề nghị không ra ngoài khi trời nắng.

Mùa nắng nóng năm nay đến sớm hơn, nhiệt độ tại nhiều bang luôn trên 40 độ C. Nhiều thành phố như Girigih và Daltonganj thuộc bang Jharkhand lần lượt ghi nhận các đỉnh nhiệt lên đến 44, 45 độ C.

Năm ngoái, nắng nóng tại Ấn Độ cũng cướp đi sinh mạng của hơn 2,000 người. Chính quyền địa phương đã kêu gọi người dân nên ở trong nhà vào ban ngày. Cơ quan Dự báo thời tiết Ấn Độ cho rằng, nắng nóng bất thường do tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino khiến hoạt động gió mùa suy yếu hồi năm ngoái. Hai mùa gió mùa yếu kém đã gây ra hạn hán tại một số khu vực.

Tổng hợp