Em trai Lệnh Kế Hoạch có thể trở thành Snowden phiên bản Trung Quốc

06 Tháng Tám, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Lệnh Hoàn Thành (trái) được tin là nắm giữ nhiều bí mật “động trời” về giới chức TQ. Photo Courtesy: WCT

 

Ông Lệnh Hoàn Thành, một doanh nhân 56 tuổi, giàu có và là em trai của ông Lệnh Kế Hoạch, được cho đang nắm trong tay nhiều tin tức liên quan mật thiết tới giới cầm quyền Trung Quốc, và nắm trong tay nhiều tin tức bí mật quốc gia.

 

Theo thông tin từ tờ Duowei News, một trang tin của người Trung Quốc ở hải ngoại (trụ sở tại New York, Mỹ), đăng tải vào hôm 5.8, số phận của Lệnh Kế Hoạch, vẫn chưa được định đoạt vì ông Thành đang sử dụng các “tài liệu cơ mật” để đòi chính phủ Trung Quốc thả anh trai Lệnh Kế Hoạch.

 

Ông Lệnh Kế Hoạch, 58 tuổi, từng được biết đến như “cánh tay mặt” của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Cuối năm 2014, ông Lệnh bị điều tra với cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”. Tháng 7.2015, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hồ sơ của ông Lệnh đã được chuyển qua cơ quan tư pháp và ông Lệnh đã bị bắt.

 

Cũng theo Duowei News cho hay những thông tin bí mật này đã được ông Lệnh Kế Hoạch thu thập được trong suốt 15 năm làm việc tại Văn phòng trung ương Đảng.

 

Có nhiều nguồn tin cho rằng các “tài liệu cơ mật” mà Lệnh Hoàn Thành đang có trong tay còn “nhạy cảm và quan trọng hơn nhiều” so với những tài liệu mật mà cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh bị thất sủng Vương Lập Quân, hiện đang thụ án tù 15 năm, có trong tay trong thời gian đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô năm 2012. Thậm chí số tin tức mà ông Thành giữ bao gồm những tin tức “đáng xấu hổ về các quan chức và cựu quan chức trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình”.

 

Ngoài ra nhiều tờ báo đánh giá, những “tài liệu cơ mật” này còn “bùng nổ” hơn so với các tài liệu của CIA và NSA mà Edward Snowden lấy được trong năm 2013.

 

Trước mối quan ngại trên, Bắc Kinh đã liên tục yêu cầu Mỹ phải trục xuất doanh nhân Lệnh Hoàn Thành về nước, nhưng Mỹ liên tục bác bỏ và yêu cầu Trung Quốc phải đưa bằng chứng mới đồng ý hỗ trợ.

 

Tổng hợp