Lãnh đạo Đức-Pháp khiến Nga mát ruột khi đề nghị Kiev trao quyền tự trị cho phe thân Nga

11 Tháng Bảy, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Bà Merkel (trái)và TT Pháp Francois Hollande (phải) hôm 10.7 hối thúc Kiev đảm bảo quyền tự trị một phần cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Photo Courtesy: AP

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây đã khiến nhiều người bất ngờ khi lên tiếng đề nghị Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nên trao một phần quyền tự trị cho phe ly khai tại miền đông nước này.

 

Thông tin trên cũng được Tổng thống Poroshenko xác nhận, khi cho hay lời đề nghị của hai lãnh đạo Đức-Pháp được đưa ra trong cuộc điện đàm với ông vào hôm 10.7.

 

Qua đó Thủ tướng Angela Merkel​ và Tổng thống Francois Hollande​ đã yêu cầu ông tiếp tục “cải cách hiến pháp,” đặc biệt nhấn mạnh đến việc đưa vào hiến pháp sửa đổi những quy định về quyền tự quản cho một số vùng ở hai tỉnh Donetsk​ và Lugansk.

 

Theo tờ Telegraph nhận định thông điệp mới này đánh dấu một dấu hiệu mới về sự “mất kiên nhẫn” của châu Âu với tình hình chiến sự dai dẳng ở miền đông Ukraine

Thỏa thuận 13 điểm mà các bên đạt được ở thủ đô Minsk của Belarus đảm bảo 3 năm tự trị cho các quận do quân li khai kiểm soát ở các tỉnh Luhansk và Donetsk. Hầu hết khu vực nói tiếng Nga này muốn vị thế đặc biệt của họ phải được nêu rõ trong các sửa đổi hiến pháp mới.

 

Tuy nhiên, những thay đổi bổ sung trong dự thảo do Tổng thống Poroshenko thông qua cho tới nay vẫn vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng đó gây không ít lo ngại đối với người dân ở Lugansk và Donetsk và bất bình từ Mạc Tư Khoa.

 

Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande được coi là hai lãnh đạo châu Âu tích cực nhất trong nỗ lực thuyết phục Ukraine và Nga giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền đông. Quan hệ giữa Nga và phương Tây cũng xấu đi do bất đồng trong giải pháp cho tình hình Ukraine.

Về phía Mỹ, ngày 10.7, Ngoại trưởng John Kerry cũng khiến Nga “mát lòng mát dạ” khi tuyên bố Washington không coi Mạc Tư Khoa là mối đe doạ hiện hữu.

 

Ông Kerry đưa ra lời nhận định trên chỉ sau một ngày khi Tướng hải quân Mỹ Joseph Dunford, người được Tổng thống Barack Obama đề cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nói với các nhà lập pháp rằng nước Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

 

Tuy nhiên, sau đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner lại nói rằng ông John Kerry không đồng tình với nhận định trên của tướng Dunford dù rằng những động thái của Nga với vấn đề Ukraine rõ ràng đã đặt ra những thách thức an ninh khu vực cho Mỹ.

 

Động thái trên của Mỹ, Đức và Pháp có lẽ nhằm xoa dịu Nga bởi nó được đưa ra đúng vào thời điểm Ukraine nhận được vũ khí, kể cả vũ khí sát thương, từ hơn 10 quốc gia phương Tây.

 

Tổng hợp